Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Công nghệ web và những điều chưa biết

Nhà khoa học Tim Berners-Lee đã phát triển web tại phòng thí nghiệm Cern gần Geneva (Thụy Sỹ). Nhưng ít ai biết rằng công nghệ www (world wide web) đã phải chật vật như thế nào để thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và người sử dụng.

6/8/1991 là một ngày đáng nhớ bởi đó là thời điểm mã máy tính "non nớt" cho www được đăng trên alt.hypertext để mọi người có thể tải và tìm hiểu nó. Cũng bắt đầu từ hôm ấy công nghệ web được thế giới biết đến.

Jeff Groff, người cùng tham gia viết mã với Berners-Lee, cho biết ý tưởng tạo dựng web thực ra được hình thành rất đơn giản: "Chúng tôi luôn nghĩ rằng người sử dụng không cần phải xoay sở với những vấn đề kỹ thuật phức tạp". Web giống như một tấm khăn trải giường với nhiệm vụ cố che phủ sự rắc rối của những dữ liệu được lưu hành trên Internet.

Paul Kunz, nhà khoa học đã thiết lập máy chủ web đầu tiên ở châu Âu vào tháng 12/1991, cho biết đầu thập niên 90, máy tính giống như những "ốc đảo" thông tin. Một lần đăng nhập chỉ có thể truy cập tài nguyên của một hệ thống. Chuyển sang máy tính khác đồng nghĩa với việc họ phải đăng nhập thêm lần nữa và phải sử dụng những bộ lệnh khác nhau để truy xuất dữ liệu.

Web đã lôi kéo sự chú ý của Kunz khi ông chứng kiến Berners-Lee trình diễn khả năng hoạt động của web trên hệ thống IBM. Sau đó, Kunz đã thiết lập máy chủ web, cho phép các chuyên gia vật lý rà soát hơn 200.000 dữ liệu dễ dàng hơn bao giờ hết.

Từ con số không thành gã khổng lồ

Tuy nhiên, dù các nhà vật lý đã bị web quyến rũ, đa số mọi người lại không nhận biết được khả năng tiềm ẩm của nó. Kunz cho rằng điều này là do nhiều tổ chức cũng đang thực hiện ý tưởng tương tự. Công nghệ nổi tiếng nhất khi đó là Gopher của Đại học Minnesota (Mỹ), cũng với tham vọng hóa giải sự phức tạp của những máy tính kết nối Internet. Gopher được ra mắt vào mùa xuân năm 1991 và lưu thông Gopher cao hơn hẳn so với lưu thông web trong vài năm tiếp theo.

Sự phát triển của công nghệ web so với Gopher.
Sự phát triển của công nghệ web so với Gopher. Nguồn: MIT

Trong thời gian đó, Berners-Lee, Jeff Groff và đồng nghiệp cũng tích cực giới thiệu phát minh của họ tại các hội thảo, cuộc gặp gỡ...

Dự án www chỉ thực sự thăng hoa khi chuyên gia Marc Andreessen thuộc Đại học Illinois (Mỹ) giới thiệu trình duyệt web máy tính đầu tiên vào tháng 4/1993. Trình duyệt Mosaic đã quá thành công và một số tính năng vẫn được coi là quy ước trong công nghệ web ngày nay. Cũng vào năm 1993, Đại học Minnesota thu phí Gopher khiến người ta bắt đầu phải tìm đến các giải pháp thay thế.

Ngoài ra, theo Ed Vielmetti, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan, ngay từ những năm đầu, web đã chứng minh được tính hữu ích với người sử dụng thông thường. Mọi người có thể sử dụng các trang web để tự bộc lộ mình, điều mà những công nghệ khác không cho phép (hình thức mới hiện nay của nó chính là blog).

Cuối năm 1994, lưu thông web rốt cuộc cũng vượt qua Gopher và từ đó chưa bao giờ bị tụt lại. Hiện nay, gần 100 triệu website đã xuất hiện và người ta gần như đồng nhất công nghệ web với Net.

Kunz cho biết ý tưởng hình thành www là để tạo điều kiện cho mọi người vừa đọc vừa đóng góp nội dung. Những công cụ mới như site chia sẻ ảnh, mạng xã hội, blog, các trang wiki... đang dần hoàn thành lời hứa ban đầu của nhóm chuyên gia phát triển web.

Và như thế, theo Kunz, web bây giờ mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên.

T.N. (theo BBC)
Read more...

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Khái niệm Front-end và Back-end

Front-end (tiền sảnh)

Front-end (tiền sảnh), còn được biết với tên gọi Public Front-end: phần giao diện phía ngoài, nơi tiếp xúc với mọi người sử dụng. Bất cứ ai cũng có thể trông thấy khi gõ đúng đường dẫn URL vào trình duyệt.


Front-end chứa 1 trang đặc biệt là FrontPage (homepage) - trang chủ.
Back-end (hậu sảnh)

Back-end, còn được biết với tên gọi Public Back-end, Administrator, Control Pane: phần dành cho người quản trị. Những người bình thường không biết đường dẫn để truy cập, hoặc nếu có biết thì cũng phải qua bước kiểm tra tài khoản.

Read more...

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

CSS là gì?

Khi thế giới web mới ra đời người ta thường dùng các thẻ HTML để dàn trang. Việc dàn trang đó bao gồm chia trang web thành các bảng, ô, để add text, add ảnh, kiểu chữ, màu sắc...


Khi mà công nghệ web ngày càng phát triển người ta nhận thấy việc dàn trang bằng các bảng ngày càng trở nên bất tiện. Khối lượng mã HTML lớn cùng việc khó khăn trong kiểm soát các vùng nội dung trên trang web (theo tôi biết) là những lý do khiến HTML ngày càng thất thế. Nếu bạn vào các website chuyên nghiệp của nước ngoài bạn sẽ việc dàn trang của họ hoàn toàn bằng các thẻ DIV của CSS mà không dùng các thẻ HTML, nếu có thì cũng rất ít.

Công nghệ CSS được đề cập đầu tiên bởi W3C vào năm 1996. Theo định nghĩa của W3C (Wide Web Consortium) CSS (từ viết tắt của Cascading Style Sheet tạm dịch là bảng kiểu xếp chồng) là một ngôn ngữ giúp người thiết kế web có thể add kiểu vào tài liệu web (như kiểu font chữ, màu sắc, khoảng cách vv..). Bạn có thể tạo ra kiểu một lần nhưng có thể dùng lại nhiều lần trong các tài liệu web tiếp theo. Ví dụ như nếu bạn muốn hiển thị một bức ảnh trong web với màu khung màu xanh, đường viền bức ảnh là đường kẻ liền thì bạn có thể định nghĩa khung đó thành một kiểu, giả dụ đặt tên là "frame" đi. Và sau đó khi bạn muốn các khung ảnh khác cũng có kiểu dáng như vậy thì bạn chỉ việc gọi kiểu mà bạn đã định nghĩa để sử dụng lại lần nữa. Cụ thể ở đây là gọi kiểu "frame".

Việc dàn trang bằng các thẻ DIV trên web là việc bạn phân vùng các khu vực trên trang web và gọi các kiểu xác định mà bạn đã định nghĩa trước. Thay vì việc dùng các bảng HTML bạn có thể dùng các thẻ DIV linh hoạt để phân hoạch các vùng khác nhau trên trang. Một thẻ cũng giống như một phần của miếng ghép để tạo nên trang web hoàn thiện. Ưu điểm của các thẻ DIV là rất linh hoạt, các lớp có thể chồng lên nhau một phần hoặt nhiều phần. Đây là một điểm thú vị mà việc dàn trang bằng HTML không có được. Nhưng nhược điểm của CSS là việc kiểm soát chúng trên các trình duyệt web khác nhau khá khó khăn vì chính tính linh hoạt trên. Các trình duyệt hỗ trợ CSS đôi khi là khác nhau vì vậy nếu dàn trang không tốt thì việc hiển thị cực tệ. Nhưng bạn đừng lo, có khó khăn thì sẽ có người giải quyết khó khăn. Hiện nay tôi biết có một thứ gọi là hack CSS tức là giúp viết CSS hiển thị tốt trên các trình duyệt khác nhau. CSS không phải là một ngôn ngữ lập trình tới thời điểm này (theo tôi được biết).


Có 3 cách để sử dụng CSS.

1. Áp d&#7909;ng tr&#7921;c ti&#7871;p trên m&#7897;t &#273;&#7889;i t&#432;&#7907;ng nh&#7845;t &#273;&#7883;nh b&#7857;ng thu&#7897;c tính style <span style="font-weight:bold;text-decoration:underline;">&#272;o&#7841;n text c&#7847;n in &#273;&#7853;m, g&#7841;ch chân, màu &#273;&#7887;</span>
2. &#272;&#7863;t CSS &#7903; &#273;&#7847;u trang web &#273;&#7875; áp d&#7909;ng ki&#7875;u dáng cho m&#7897;t mình trang &#7845;y
* uh>):
1. <style type="text/css">
2. body {font-family:verdana;color:#0000FF;} // Ki&#7875;u ch&#7919; trong trang web là "Verdana", màu ch&#7919; thông th&#432;&#7901;ng là màu &#273;&#7887;
3. </style>

&#272;&#7863;t các thu&#7897;c tính CSS vào m&#7897;t t&#7879;p riêng bi&#7879;t (*.css), có th&#7875; &#273;&#432;a vào nhi&#7873;u trang khác nhau
* N&#7897;i dung t&#7879;p style.css: body {font-family:verdana;color:#0000FF;}

* &#272;&#7863;t t&#7879;p này vào trang web b&#7857;ng &#273;o&#7841;n mã (mã có th&#7875; n&#7857;m ngoài th&#7867; <head>): <link rel="stylesheet" type="text/css" href="style.css">

Chú thích: M&#7903; &#273;&#7847;u b&#7857;ng .

Về tài liệu CSS thì khá nhiều trên mạng nhưng chủ yếu là bằng tiếng anh. Tôi còn nhớ khi tôi view source một trang web của nước ngoài mà không hề thấy một thẻ HTML tôi đã rú lên sao họ tài thế . Tôi đã lượn vòng khắp các diễn đàn của Việt Nam mong kiếm được quyển sách CSS nào bằng tiếng Việt nhưng mà vô vọng. Ở VN hiện nay tôi gần như là chưa thấy việc dàn trang hoàn toàn bằng CSS trên web mà vẫn sử dụng HTML kết hợp với CSS là chủ yếu. Để học CSS bây giờ chắc bạn phải biết tiếng anh rồi. Và thêm một điều nữa, hay down các trang web đã được dàn trang bằng CSS và các file .css về nghiên cứu, mày mò, trình độ của bạn sẽ tiến triển nhiều đấy. Tiếng anh của tôi rất kém và cũng không đủ thời gian để dịch sách cho các bạn. Google là một thế giới rộng lớn, hãy gõ từ learn CSS để tìm sách học. Tôi có một vài trang web khuyến cáo các bạn nên vào và đọc.

http://www.w3.org/Style/CSS/
http://css.maxdesign.com.au/
http://www.andybudd.com/links/cssweb_standards/
http://www.dezwozhere.com/links.html
http://www.cssbeauty.com/
http://www.csszengarden.com/

Và cũng tặng các bạn một quyển sách về CSS với tựa đề CSS Web Design for Dummies tạm dịch là "Thiết kế web bằng CSS cho người mới bắt đầu". Dung lượng 12,4 MB là file .pdf. Bạn có thể dùng Adobe Reader để đọc.

Read more...

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

SEO Flash Website cho Google

SEO Flash website cho google? Một tin vui những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7 cho những Webmaster sử dụng công nghệ Flash của Adobe và quan tâm tới việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.

Giới thiệu về Flash

Adobe Flash hay còn một cách đơn giản là Flash là kỹ thuật đa phương tiện lẫn phần mềm để hiển thị Macromedia Flash Player. Thực ra Macromedia Flash được dùng để ám chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash. Còn từ Flash Player ám chỉ các ứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển thị các tập tin Flash đó. Tuy vậy, chữ Flash được dùng để chỉ cả hai chương trình nói trên.

Định dạng đóng

Tệp tin Flash, với phần đuôi mở rộng .swf được mã hóa và những tài nguyên ảnh, phim sẽ không thể trích ra được một cách trực tiếp. Tuy nhiên có nhiều phần mềm cho phép trích nội dung. Tuy nhiên, mã .swf là một mã đóng. Tuy nhiên tương lai Adobe có vẻ sẽ đi theo hướng mở cho cộng đồng.

Ứng dụng

Kỹ thuật Flash có thể được đính vào trang Web hoặc sử dụng như một ứng dụng Internet độc lập (Thực thi tệp tin .swf độc lập không cần phần mềm, ngay cả khi ngắt kết nối Internet). Flash được sử dụng đặc biệt cho các nội dung “RichMedia” hoặc “Motion Design”. Chúng ta có thể trích dẫn ra vài ví dụ sau:
- Tạo trang Web hoặc trò chơi
- Tạo ra các hướng dẫn
- Tạo các Video truyền hình hoặc điện ảnh
- Các ứng dụng Multimedia
- Các diaporama tương tác
- Các banner quảng cáo
- Truyền chiếu Video qua Internet

Ngoài ra, ứng dụng Flash còn dùng trong nhiểu các phần mềm và định dạng khác, ví dụ:
- Flash Video với đuôi mở rộng .flv
- FlashPaper, định dạng tương tự Acrobat PDF
- Flash Remoting Mx
- Flash Communication Sever

Hạn chế của Flash trong SEO

Ngoài những hạn chế về công nghệ và plugin thì mình muốn nhấn mạnh tỏng bài viết này hạn chế của công nghệ Flash đối với việc quảng bá website hay còn gọi làm SEO (Search Engine Optimization). Trong đó phải nói đến khả năng truy cập (Accessibility)

Khả năng truy cập - Accessibility

Như các trang Web được xây dựng bằng XHTML hay HTML thì việc xây dựng một trang Web bằng Flash với tính truy cập cao đòi hỏi nhiều tối ưu cũng như là các áp lực về kỹ thuật. Và ngầm định thì định dạng Flash cho đến tận bây giờ vẫn chưa hỗ trợ cho người dùng khiếm thị (gồm cả các máy tìm kiếm).

SEO - Search Engine Optimization

Cũng như công nghệ Ajax và đặc biệt JavaScript, thì Flash vẫn chưa được biên dịch bởi các máy tìm kiếm. Và vì thế mà các trang Web xây dựng bằng kỹ thuật Flash chỉ được đánh chỉ số một phần nội dung. Việc tối ưu các Website Flash đòi hỏi một số thủ thuật đặc biệt. Và tương lai, các thủ thuật này sẽ được tích hợp trong các phiên bản tiếp theo của Flash. Một trong những giải pháp khá phổ biến hiện nay cho các Website động là tạo các trang tĩnh HTML dễ đàng đánh chỉ số cho các công cụ tìm kiếm. Trong khi đó, kỹ thuật JavaScript sẽ chuyển người dùng tới các trang Flash tương ứng thay vì bản HTML cho bọ tìm kiếm nói trên. Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra phiên bản với khả năng truy cập tốt cho người dùng khiếm thị.

Còn một cách rewrite url (đường dẫn thân thiện) Web 2.0 bằng việc kết hợp sử dụng song song Ajax và Web Static. Bạn hãy format đường dẫn URL cho một bài viết trên nền Web 2.0 như sau:

Return false”>Rewrite URL với .htaccess .Trong đó, ajax.htm?t=32 là một trang Web tĩnh bạn tạo ra song song với kỹ thuật Ajax. Người dùng không hỗ trợ JavaScript (Google) sẽ sử dụng đường dẫn Web static, còn lại người dùng thường hỗ trợ JavaScript sẽ sử dụng phiên bản Ajax. Đây là cách làm hay nhất cho trang Web 2.0.

Google đánh chỉ số Flash

Một số động thái gần đây cho thấy Google đang hợp tác với Adobe để cải thiện việc đánh chỉ số công nghệ Flash. Cuối tháng 6- 2008, Google thông báo việc phát triển thuật toán nhằm phân tích ngữ nghĩa của các tệp tin Flash, từ Menu Flash cho đến các nút bấm, banner và nội dung các trang Website sử dụng công nghệ Flash. Google đã cải tiến thuật toán đánh chỉ số Flash bằng việc tích hợp công nghệ Adobe Flash Player. Ngoài ra thuật toán của Google được cải thiện đáng kể trong việc phân tích nội dung Flash khi sử dụng thư viện Adobe Searchable SWF Library.

Các dạng file Flash Google có thể đánh chỉ số

Thuật toán của Google cho phép đánh chỉ số tốt phần nội dung văn bản trong các file SWF các loại. Gồm cả các Flash dạng “gadgets” như nút bấm, thanh mục lục hoặc nội dung giữa chúng.

Các nội dung Flash mà Google dánh chỉ số tốt hơn

Tất cả các ký tự văn bản hiển thị cho người dùng thường đều được Google tách lọc. Nếu trang Web của bạn sử dụng Flash thì nội dung của các tệp tin Flash sẽ được Google sử dụng để tạo các snippets cho trang Web đó. Ngoài các ký tự văn bản, Google còn có khả năng phát hiện các đường dẫn URL trong tệp tin Flash và xử lý như các tệp tin URL trong các trang Web không sử dụng kỹ thuật Flash. Ví dụ, khi Flash của bạn có chứa đường dẫn trỏ đến nội dung khác bên trong, thì Google có thể sẽ đánh chỉ số tốt hơn trang Web của bạn bằng việc theo đường liên kết này.

Nội dung khác dạng chữ (ví dụ hình ảnh)

Cho đến thời điểm này, Google mới chỉ có khả năng tách lọc và đánh chỉ số các chữ viết trong tệp tin Flash. Nếu tệp tin của bạn chỉ gồm có các file ảnh, thì Google không thể nhận diện được nếu không có ký tự nào bên trong. Tương tự, Google cũng không thể tạo ra được các ký tự neo (anchor text) cho các URL ,nếu không có ký tự nào hiển thị trong đường dẫn liên quan. Ngoài ra, Google cũng không đánh chỉ số các file FLV, như các videos trong website Youtube bởi chúng không có chứa các thành phần văn bản.

Giới hạn của Google trong việc đánh chỉ số Flash

Google hiện không phân tích được vài dạng JavaScript. Bởi thế nếu trang của bạn gọi các Flash thông qua JavaScripts, thì Google có thể không thể tiếp cận được với file Flash này. Trong trường hợp đó thì đương nhiên nội dung Flash sẽ không được phân tích và đánh chỉ số. Google sẽ không “theo” các tài nguyên ngoài trang được “gọi” bên trong Flash của bạn. Ví dụ Flash của bạn tải các tệp tin HTMK hay SMF hoặc SWF, v.v. khác, thì Google sẽ tách nội dung được đánh chỉ số khỏi các tài nguyên bên ngoài này. Và tài nguyên này sẽ không được coi là một phần nội dung của Flash được đánh chỉ số. Hiện tại, Google có khả năng đánh chỉ số tất cả các ngôn ngữ chính thức được Google hỗ trợ. Tuy nhiên Google cũng gặp khó khăn khi trong việc phân tích nội dung Flash trong ngôn ngữ hai chiều (Ngôn ngữ Do Thái và Ả Rập)

Webmaster tối ưu Website Flash cho Google

Như đã trình bày ở phần trên, Google cải thiện các thuật toán tự động nhận biết nội dung ký tự văn bản trong tệp tin Flash. Vì thế các Webmaster không cần phải có bất kể thay đổi nào hết. Các website Flash của bạn sẽ được tự động phân tích và đánh chỉ số trong giới hạn của công nghệ.

Ý nghĩa đối với người làm SEO

Nếu bạn không muốn Google tách lọc thông tin trong Flash cho người sử dụng, ví dụ các thông báo “bản quyền” hay “đang tải xuống”, … thì bạn có thể thay thế các ký tự trên bằng các file ảnh. Google sẽ không thể đánh hiểu được ngữ nghĩa trong file ảnh này được. Tuy Google thông báo rằng các thuật toán đã có thể phân tích và đánh chỉ số tốt nội dung văn bản trong các Flash và sẽ còn được cải thiện hơn. Nhưng qua quan sát và nhận thấy thuật toán của Google vẫn còn xa mức hoàn chỉnh với các định dạng văn bản PDF, Doc... Tương tự vấn đề với PDF, khi người tìm kiếm nhắp chọn một trang PDF trên kết quả tìm kiếm Google, thì nội dung tìm kiếm có thể không nằm ngay trên trang đầu tiên của tài liệu và người dùng phải cuộn nhiều trang để tìm được nội dung mong muốn. Và Google chỉ thêm cờ thông báo nội dung non-HTML cho người dùng trong trang kết quả trả về. Các thẻ HTML vẫn còn bị hiển thị như một phần nội dung và đặc biệt là tính khả thi, semantic của văn bản trong Flash rất khó tối ưu. Ngoài ra, Các SEOers không thể kiếm tra nội dung Flash mà Google đánh chỉ số, bởi Google không đưa ra bản cache.

Khả năng truy cập và tính khả dụng

Những nhà lập trình Flash có thể vẫn phải tiếp tục đối đầu không những với vấn đề ứng dụng của họ được đánh chỉ số thể nào mà còn việc tính khả dụng và khả năng truy cập ra sao nữa. Theo thống kê của Adobe, thì có tới 98% trình duyệt trên thế giới hỗ trợ Flash và hỗ trợ màn hình người dùng khiếm thị được tích hợp từ phiên bản Flash Player 6.0 cũng như tất cả các phiên bản của Flex FrameWork. Đối với những Webmasters quan tâm tới tính khả thị của Flash, các ban có thể tìm thấy các bài viết hay trong diễn đàn SMX 2008:

Thông báo trên của Google là tin vui cho cả những người quản lý nội dùng và người tìm kiếm. Các Webmasters nên tập trung vào cấu trúc Website để giúp cho bọ tìm kiếm đánh chỉ số dễ dàng hơn. Nên nhớ rằng Tìm kiếm là một trong những kênh quảng cáo hàng đầu mang lại khách hàng. Như đã bàn ở trên, các công cụ tìm kiếm sẽ nỗ lực mở rộng phạm vi tài nguyên có thể đánh chỉ số và cung cấp cho người dùng nhiều nội dung có ích và tin cậy hơn. Dù sao, các Webmaster cũng nên tiếp tục ưu tiên hướng phát triển website theo hướng thân thiện với máy tìm kiếm khi chọn lựa các giải pháp lập trình.

WWW.MMCVN.COM (Theo: vietseo)


Read more...

Làm sao để xếp hạng cao trên Google?


Bạn có biết đến hiệu ứng “Sandbox” mà các trang web mới ra thường gặp phải trong danh sách kết quả của Google?

Hãy tưởng tượng như thế này: mỗi người thường được chăm sóc, chú ý trong những năm mới chào đời cho đến khi đi học. Nhưng kể từ đó, bạn sẽ được xếp chung vào cái “cộng đồng người” và để có được sự chú ý của những người xung quanh, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều… Đó cũng chính là hiệu ứng “sandbox” (”túi cát” - tượng trưng cho cái gọi là ”cộng đồng lớn”) của Google.

Google rank

Hiệu ứng ”Sandbox” là hiện tượng các trang web mới ra đời nhanh chóng có được vị thứ khá cao trong vòng 3-4 tuần đầu đối với các từ khóa có liên quan (đặc biệt là nếu nó trùng với tiêu đề - “title” - của trang web) và sau đó nhanh chóng bị tuột xuống rất xa trong bảng xếp hạng. Trang web khi đó bị gọi là rơi vào “túi cát” của Google. Có vẻ như đây là một biện pháp phòng chống các trang “spam” của Google: Tất cả các trang web đều bị trải qua hiệu ứng này. Một khi đã nằm trong túi cát, cơ chế của Google sẽ phân biệt những trang nào mới, những trang nào cũ và để cải thiện vị trí xếp hạng khi đó sẽ tốn khá nhiều thời gian, nhưng một khi vị thứ đã được cải thiện thì nó thường sẽ khá ổn định - một hình thức thử thách về thời gian. (Để biết thêm về hiệu ứng “sandbox” này, đọc bài Taking Advantage of Google’s Sandbox Effect)

Chắc chắn bất kỳ ai có trang web riêng đều muốn trang của mình được biết đến nhiều, và để vậy thì một trong những yếu tố quan trọng là làm sao để trang web của mình được xếp hạng cao trong danh sách các kết quả tìm kiếm của Google. Nhưng làm sao để đạt được kết quả đó? Google từ lâu vẫn giấu kín thuật toán xếp hạng trang web của mình và tất cả những gì mọi người biết là một điểm khá chung chung: nếu trang web của bạn càng được nhiều trang khác chỉ đến thì trang của bạn có lẽ sẽ được xếp hạng cao hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “spam” các liên kết để có được kết quả cao (ví dụ như gửi liên kết vào các phản hồi của các blog, các diễn đàn, tạo các file ảo chứa từ khóa trên máy chủ,…).

Để giải quyết tình trạng này, Google gần đây đã bổ sung rất nhiều những điều kiện đánh giá khác nhau - và lần này, những điều kiện này được nêu công khai (sau khi nộp đơn xin bằng sáng chế tại Mỹ đối với công nghệ xếp hạng mới của họ). Hãy tìm hiểu trước những yếu tố trong cơ chế đánh giá mới này để giúp cải thiện vị trí trang web của bạn trong tương lai…
Yếu tố 1: TUỔI ĐỜI
Trang web của bạn đã tồn tại được mấy năm? Giờ đây, yếu tố “tuổi đời” trang web cũng trở thành một nhân tố ảnh hưởng đến vị thứ, và tất nhiên, như bạn đã đoán, trang web (hoặc liên kết) tồn tại càng lâu thì sẽ càng có vị thứ cao hơn trong danh sách kết quả.

Yếu tố 2: LIÊN KẾT ĐẾN
Có lẽ mọi người đều đã biết đến yếu tố này. Nhưng giờ đây Google không đơn giản chỉ “đếm” mà còn theo dõi luôn các thuộc tính khác như những thay đổi của liên kết, khoảng thời gian kể từ khi trang web xuất hiện cho đến khi nó được liên kết đến từ các trang khác, thời gian tồn tại của nó, vân vân… Với cơ chế này, những website được liên kết đến từ rất nhiều các trang khác trong một khoảng thời gian ngắn kể từ khi nó ra đời sẽ có nguy cơ bị liệt vào dạng “spam” (và có thể bị loại ra khỏi danh sách tìm kiếm).

Yếu tố 3: PageRank
PageRank là chỉ số xếp hạng của một trang web theo cách nhìn của Google có giá trị thay đổi từ 0 đến 10 (0 là không quan trọng chút nào và 10 là rất, rất quan trọng). Bản thân PageRank đã là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi và rất được quan tâm bởi các “webmaster”. Nếu bạn muốn biết PageRank của trang web của bạn, hãy cài Google Toolbar, hoặc vào trang PrLookup.com).

Bất kể thế nào, giờ đây giá trị PageRank của trang web của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng và giờ đây, bạn không chỉ đơn giản là trao đổi liên kết với các trang web khác. Nội dung mô tả liên kết (là những từ gạch chân - tức là nội dung giữa hai cặp thẻ ) sẽ đóng một vai trò nhất định. Hãy nhớ là ”giá trị thực” của các liên kết đến trang củ bạn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là số lượng.

Yếu tố 4: CTR (Click Through Rate - số lần ghé thăm)
Được liên kết đến không thôi chưa đủ. Số lần người ta nhấn vào một liên kết để đến trang web của bạn cũng sẽ được xem xét. Việc đếm này có thể được thực hiện qua cơ chế sử dụng bộ đệm của trình duyệt hoặc thông qua thanh Google Toolbar. Thậm chí, Google còn theo dõi cả lưu lượng lưu thông của trang web (chả biết làm sao nó theo dõi được :)).

YẾU TỐ THỨ … N
Những yếu tố khác bên cạnh những gì được liệt kê ở trên cũng nên chú ý, như: số lần được người xem thêm vào danh sách những địa chỉ ưa thích của trình duyệt (Bookmarks/Favourites), tần số cập nhật, mật độ sử dụng từ khóa trong website, địa chỉ liên hệ của webmaster và địa chỉ tơợ giúp các vấn đề kỹ thuật (phải ổn định, không bị thay đổi thường xuyên),…

Thú vị hơn nữa, Googe giờ đây cũng sẽ theo dõi luôn những hoạt động của những người ghé thăm trang web của bạn thông qua Google Search. Ví dụ như nếu người dùng đến thăm trang web của bạn thông qua liên kết từ Google Search, Google sẽ ghi nhận khoảng thời gian người đó thoát khỏi trang của bạn và quay ngược về danh sách tìm kiếm. Nếu thời gian họ ở lại trang web của bạn càng ngắn thì có nghĩa là trang của bạn không chứa thông tin thích hợp với từ khóa, và tất nhiên sẽ bị “tụt hạng” đối với từ khóa đó. Vậy nên, hãy luôn tìm cách giữ khách ở lại trang web của bạn càng lâu càng tốt.

Một chú ý khác là giờ đây, việc cập nhật và viết thêm nội dung mới cho trang web của bạn không nhất thiết sẽ cải thiện vị trí của nó. Thậm chí là ngược lại, trang của bạn có thể sẽ bị theo dõi. Lý do như Google giải thích trong đơn xin cấp bản quyền là

1) Việc có những thay đổi quan trọng của nội dung về một chủ đề nào đó trong một khoảng thời gian ngắn có thể là do trang web đã đổi chủ sở hữu và vì vậy các yếu tố liên quan khác lấy từ nội dung có thể là không đáng tin cậy.

2) Việc có những thay đổi bất ngờ trong danh sách những chủ đề mà một trang web cập đến, hoặc chủ đề ban đầu của một trang web bị bất ngờ bị biến mất cho thấy trang web đó có thể là một spam và Google sẽ giảm “điểm” của trang web đó nếu như những hành vi trên bị phát hiện.
LỜI CUỐI

Thật sự không biết có thuật toán hoặc công nghệ nào giúp Google theo dõi và đánh giá trang web như những gì họ đang xin được cấp bằng sáng chế , nhưng Google vốn nổi tiếng vì những điều thần kỳ họ làm mà chưa ai làm được.

Vậy bạn nên chuẩn bị gì? Ngoài việc chú ý một số đặc điểm trên, cách tốt nhất và lâu dài nhất là hãy phát triển nội dung của trang web của bạn, làm cho nó có một chút gì đó hữu ích đối với người xem.

www.mmcvn.com [theo Vietweblink]

Read more...

SEO là gì?


SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay, nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện trên mạng Internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất:

* Google.com
* Yahoo.com
* Live.com (MSN.com)

SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.

Nguồn: SEO Vietnam
Read more...