Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Công nghệ web và những điều chưa biết

Nhà khoa học Tim Berners-Lee đã phát triển web tại phòng thí nghiệm Cern gần Geneva (Thụy Sỹ). Nhưng ít ai biết rằng công nghệ www (world wide web) đã phải chật vật như thế nào để thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và người sử dụng.

6/8/1991 là một ngày đáng nhớ bởi đó là thời điểm mã máy tính "non nớt" cho www được đăng trên alt.hypertext để mọi người có thể tải và tìm hiểu nó. Cũng bắt đầu từ hôm ấy công nghệ web được thế giới biết đến.

Jeff Groff, người cùng tham gia viết mã với Berners-Lee, cho biết ý tưởng tạo dựng web thực ra được hình thành rất đơn giản: "Chúng tôi luôn nghĩ rằng người sử dụng không cần phải xoay sở với những vấn đề kỹ thuật phức tạp". Web giống như một tấm khăn trải giường với nhiệm vụ cố che phủ sự rắc rối của những dữ liệu được lưu hành trên Internet.

Paul Kunz, nhà khoa học đã thiết lập máy chủ web đầu tiên ở châu Âu vào tháng 12/1991, cho biết đầu thập niên 90, máy tính giống như những "ốc đảo" thông tin. Một lần đăng nhập chỉ có thể truy cập tài nguyên của một hệ thống. Chuyển sang máy tính khác đồng nghĩa với việc họ phải đăng nhập thêm lần nữa và phải sử dụng những bộ lệnh khác nhau để truy xuất dữ liệu.

Web đã lôi kéo sự chú ý của Kunz khi ông chứng kiến Berners-Lee trình diễn khả năng hoạt động của web trên hệ thống IBM. Sau đó, Kunz đã thiết lập máy chủ web, cho phép các chuyên gia vật lý rà soát hơn 200.000 dữ liệu dễ dàng hơn bao giờ hết.

Từ con số không thành gã khổng lồ

Tuy nhiên, dù các nhà vật lý đã bị web quyến rũ, đa số mọi người lại không nhận biết được khả năng tiềm ẩm của nó. Kunz cho rằng điều này là do nhiều tổ chức cũng đang thực hiện ý tưởng tương tự. Công nghệ nổi tiếng nhất khi đó là Gopher của Đại học Minnesota (Mỹ), cũng với tham vọng hóa giải sự phức tạp của những máy tính kết nối Internet. Gopher được ra mắt vào mùa xuân năm 1991 và lưu thông Gopher cao hơn hẳn so với lưu thông web trong vài năm tiếp theo.

Sự phát triển của công nghệ web so với Gopher.
Sự phát triển của công nghệ web so với Gopher. Nguồn: MIT

Trong thời gian đó, Berners-Lee, Jeff Groff và đồng nghiệp cũng tích cực giới thiệu phát minh của họ tại các hội thảo, cuộc gặp gỡ...

Dự án www chỉ thực sự thăng hoa khi chuyên gia Marc Andreessen thuộc Đại học Illinois (Mỹ) giới thiệu trình duyệt web máy tính đầu tiên vào tháng 4/1993. Trình duyệt Mosaic đã quá thành công và một số tính năng vẫn được coi là quy ước trong công nghệ web ngày nay. Cũng vào năm 1993, Đại học Minnesota thu phí Gopher khiến người ta bắt đầu phải tìm đến các giải pháp thay thế.

Ngoài ra, theo Ed Vielmetti, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan, ngay từ những năm đầu, web đã chứng minh được tính hữu ích với người sử dụng thông thường. Mọi người có thể sử dụng các trang web để tự bộc lộ mình, điều mà những công nghệ khác không cho phép (hình thức mới hiện nay của nó chính là blog).

Cuối năm 1994, lưu thông web rốt cuộc cũng vượt qua Gopher và từ đó chưa bao giờ bị tụt lại. Hiện nay, gần 100 triệu website đã xuất hiện và người ta gần như đồng nhất công nghệ web với Net.

Kunz cho biết ý tưởng hình thành www là để tạo điều kiện cho mọi người vừa đọc vừa đóng góp nội dung. Những công cụ mới như site chia sẻ ảnh, mạng xã hội, blog, các trang wiki... đang dần hoàn thành lời hứa ban đầu của nhóm chuyên gia phát triển web.

Và như thế, theo Kunz, web bây giờ mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên.

T.N. (theo BBC)
Read more...

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Khái niệm Front-end và Back-end

Front-end (tiền sảnh)

Front-end (tiền sảnh), còn được biết với tên gọi Public Front-end: phần giao diện phía ngoài, nơi tiếp xúc với mọi người sử dụng. Bất cứ ai cũng có thể trông thấy khi gõ đúng đường dẫn URL vào trình duyệt.


Front-end chứa 1 trang đặc biệt là FrontPage (homepage) - trang chủ.
Back-end (hậu sảnh)

Back-end, còn được biết với tên gọi Public Back-end, Administrator, Control Pane: phần dành cho người quản trị. Những người bình thường không biết đường dẫn để truy cập, hoặc nếu có biết thì cũng phải qua bước kiểm tra tài khoản.

Read more...

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

CSS là gì?

Khi thế giới web mới ra đời người ta thường dùng các thẻ HTML để dàn trang. Việc dàn trang đó bao gồm chia trang web thành các bảng, ô, để add text, add ảnh, kiểu chữ, màu sắc...


Khi mà công nghệ web ngày càng phát triển người ta nhận thấy việc dàn trang bằng các bảng ngày càng trở nên bất tiện. Khối lượng mã HTML lớn cùng việc khó khăn trong kiểm soát các vùng nội dung trên trang web (theo tôi biết) là những lý do khiến HTML ngày càng thất thế. Nếu bạn vào các website chuyên nghiệp của nước ngoài bạn sẽ việc dàn trang của họ hoàn toàn bằng các thẻ DIV của CSS mà không dùng các thẻ HTML, nếu có thì cũng rất ít.

Công nghệ CSS được đề cập đầu tiên bởi W3C vào năm 1996. Theo định nghĩa của W3C (Wide Web Consortium) CSS (từ viết tắt của Cascading Style Sheet tạm dịch là bảng kiểu xếp chồng) là một ngôn ngữ giúp người thiết kế web có thể add kiểu vào tài liệu web (như kiểu font chữ, màu sắc, khoảng cách vv..). Bạn có thể tạo ra kiểu một lần nhưng có thể dùng lại nhiều lần trong các tài liệu web tiếp theo. Ví dụ như nếu bạn muốn hiển thị một bức ảnh trong web với màu khung màu xanh, đường viền bức ảnh là đường kẻ liền thì bạn có thể định nghĩa khung đó thành một kiểu, giả dụ đặt tên là "frame" đi. Và sau đó khi bạn muốn các khung ảnh khác cũng có kiểu dáng như vậy thì bạn chỉ việc gọi kiểu mà bạn đã định nghĩa để sử dụng lại lần nữa. Cụ thể ở đây là gọi kiểu "frame".

Việc dàn trang bằng các thẻ DIV trên web là việc bạn phân vùng các khu vực trên trang web và gọi các kiểu xác định mà bạn đã định nghĩa trước. Thay vì việc dùng các bảng HTML bạn có thể dùng các thẻ DIV linh hoạt để phân hoạch các vùng khác nhau trên trang. Một thẻ cũng giống như một phần của miếng ghép để tạo nên trang web hoàn thiện. Ưu điểm của các thẻ DIV là rất linh hoạt, các lớp có thể chồng lên nhau một phần hoặt nhiều phần. Đây là một điểm thú vị mà việc dàn trang bằng HTML không có được. Nhưng nhược điểm của CSS là việc kiểm soát chúng trên các trình duyệt web khác nhau khá khó khăn vì chính tính linh hoạt trên. Các trình duyệt hỗ trợ CSS đôi khi là khác nhau vì vậy nếu dàn trang không tốt thì việc hiển thị cực tệ. Nhưng bạn đừng lo, có khó khăn thì sẽ có người giải quyết khó khăn. Hiện nay tôi biết có một thứ gọi là hack CSS tức là giúp viết CSS hiển thị tốt trên các trình duyệt khác nhau. CSS không phải là một ngôn ngữ lập trình tới thời điểm này (theo tôi được biết).


Có 3 cách để sử dụng CSS.

1. Áp d&#7909;ng tr&#7921;c ti&#7871;p trên m&#7897;t &#273;&#7889;i t&#432;&#7907;ng nh&#7845;t &#273;&#7883;nh b&#7857;ng thu&#7897;c tính style <span style="font-weight:bold;text-decoration:underline;">&#272;o&#7841;n text c&#7847;n in &#273;&#7853;m, g&#7841;ch chân, màu &#273;&#7887;</span>
2. &#272;&#7863;t CSS &#7903; &#273;&#7847;u trang web &#273;&#7875; áp d&#7909;ng ki&#7875;u dáng cho m&#7897;t mình trang &#7845;y
* uh>):
1. <style type="text/css">
2. body {font-family:verdana;color:#0000FF;} // Ki&#7875;u ch&#7919; trong trang web là "Verdana", màu ch&#7919; thông th&#432;&#7901;ng là màu &#273;&#7887;
3. </style>

&#272;&#7863;t các thu&#7897;c tính CSS vào m&#7897;t t&#7879;p riêng bi&#7879;t (*.css), có th&#7875; &#273;&#432;a vào nhi&#7873;u trang khác nhau
* N&#7897;i dung t&#7879;p style.css: body {font-family:verdana;color:#0000FF;}

* &#272;&#7863;t t&#7879;p này vào trang web b&#7857;ng &#273;o&#7841;n mã (mã có th&#7875; n&#7857;m ngoài th&#7867; <head>): <link rel="stylesheet" type="text/css" href="style.css">

Chú thích: M&#7903; &#273;&#7847;u b&#7857;ng .

Về tài liệu CSS thì khá nhiều trên mạng nhưng chủ yếu là bằng tiếng anh. Tôi còn nhớ khi tôi view source một trang web của nước ngoài mà không hề thấy một thẻ HTML tôi đã rú lên sao họ tài thế . Tôi đã lượn vòng khắp các diễn đàn của Việt Nam mong kiếm được quyển sách CSS nào bằng tiếng Việt nhưng mà vô vọng. Ở VN hiện nay tôi gần như là chưa thấy việc dàn trang hoàn toàn bằng CSS trên web mà vẫn sử dụng HTML kết hợp với CSS là chủ yếu. Để học CSS bây giờ chắc bạn phải biết tiếng anh rồi. Và thêm một điều nữa, hay down các trang web đã được dàn trang bằng CSS và các file .css về nghiên cứu, mày mò, trình độ của bạn sẽ tiến triển nhiều đấy. Tiếng anh của tôi rất kém và cũng không đủ thời gian để dịch sách cho các bạn. Google là một thế giới rộng lớn, hãy gõ từ learn CSS để tìm sách học. Tôi có một vài trang web khuyến cáo các bạn nên vào và đọc.

http://www.w3.org/Style/CSS/
http://css.maxdesign.com.au/
http://www.andybudd.com/links/cssweb_standards/
http://www.dezwozhere.com/links.html
http://www.cssbeauty.com/
http://www.csszengarden.com/

Và cũng tặng các bạn một quyển sách về CSS với tựa đề CSS Web Design for Dummies tạm dịch là "Thiết kế web bằng CSS cho người mới bắt đầu". Dung lượng 12,4 MB là file .pdf. Bạn có thể dùng Adobe Reader để đọc.

Read more...

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

SEO Flash Website cho Google

SEO Flash website cho google? Một tin vui những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7 cho những Webmaster sử dụng công nghệ Flash của Adobe và quan tâm tới việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.

Giới thiệu về Flash

Adobe Flash hay còn một cách đơn giản là Flash là kỹ thuật đa phương tiện lẫn phần mềm để hiển thị Macromedia Flash Player. Thực ra Macromedia Flash được dùng để ám chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash. Còn từ Flash Player ám chỉ các ứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển thị các tập tin Flash đó. Tuy vậy, chữ Flash được dùng để chỉ cả hai chương trình nói trên.

Định dạng đóng

Tệp tin Flash, với phần đuôi mở rộng .swf được mã hóa và những tài nguyên ảnh, phim sẽ không thể trích ra được một cách trực tiếp. Tuy nhiên có nhiều phần mềm cho phép trích nội dung. Tuy nhiên, mã .swf là một mã đóng. Tuy nhiên tương lai Adobe có vẻ sẽ đi theo hướng mở cho cộng đồng.

Ứng dụng

Kỹ thuật Flash có thể được đính vào trang Web hoặc sử dụng như một ứng dụng Internet độc lập (Thực thi tệp tin .swf độc lập không cần phần mềm, ngay cả khi ngắt kết nối Internet). Flash được sử dụng đặc biệt cho các nội dung “RichMedia” hoặc “Motion Design”. Chúng ta có thể trích dẫn ra vài ví dụ sau:
- Tạo trang Web hoặc trò chơi
- Tạo ra các hướng dẫn
- Tạo các Video truyền hình hoặc điện ảnh
- Các ứng dụng Multimedia
- Các diaporama tương tác
- Các banner quảng cáo
- Truyền chiếu Video qua Internet

Ngoài ra, ứng dụng Flash còn dùng trong nhiểu các phần mềm và định dạng khác, ví dụ:
- Flash Video với đuôi mở rộng .flv
- FlashPaper, định dạng tương tự Acrobat PDF
- Flash Remoting Mx
- Flash Communication Sever

Hạn chế của Flash trong SEO

Ngoài những hạn chế về công nghệ và plugin thì mình muốn nhấn mạnh tỏng bài viết này hạn chế của công nghệ Flash đối với việc quảng bá website hay còn gọi làm SEO (Search Engine Optimization). Trong đó phải nói đến khả năng truy cập (Accessibility)

Khả năng truy cập - Accessibility

Như các trang Web được xây dựng bằng XHTML hay HTML thì việc xây dựng một trang Web bằng Flash với tính truy cập cao đòi hỏi nhiều tối ưu cũng như là các áp lực về kỹ thuật. Và ngầm định thì định dạng Flash cho đến tận bây giờ vẫn chưa hỗ trợ cho người dùng khiếm thị (gồm cả các máy tìm kiếm).

SEO - Search Engine Optimization

Cũng như công nghệ Ajax và đặc biệt JavaScript, thì Flash vẫn chưa được biên dịch bởi các máy tìm kiếm. Và vì thế mà các trang Web xây dựng bằng kỹ thuật Flash chỉ được đánh chỉ số một phần nội dung. Việc tối ưu các Website Flash đòi hỏi một số thủ thuật đặc biệt. Và tương lai, các thủ thuật này sẽ được tích hợp trong các phiên bản tiếp theo của Flash. Một trong những giải pháp khá phổ biến hiện nay cho các Website động là tạo các trang tĩnh HTML dễ đàng đánh chỉ số cho các công cụ tìm kiếm. Trong khi đó, kỹ thuật JavaScript sẽ chuyển người dùng tới các trang Flash tương ứng thay vì bản HTML cho bọ tìm kiếm nói trên. Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra phiên bản với khả năng truy cập tốt cho người dùng khiếm thị.

Còn một cách rewrite url (đường dẫn thân thiện) Web 2.0 bằng việc kết hợp sử dụng song song Ajax và Web Static. Bạn hãy format đường dẫn URL cho một bài viết trên nền Web 2.0 như sau:

Return false”>Rewrite URL với .htaccess .Trong đó, ajax.htm?t=32 là một trang Web tĩnh bạn tạo ra song song với kỹ thuật Ajax. Người dùng không hỗ trợ JavaScript (Google) sẽ sử dụng đường dẫn Web static, còn lại người dùng thường hỗ trợ JavaScript sẽ sử dụng phiên bản Ajax. Đây là cách làm hay nhất cho trang Web 2.0.

Google đánh chỉ số Flash

Một số động thái gần đây cho thấy Google đang hợp tác với Adobe để cải thiện việc đánh chỉ số công nghệ Flash. Cuối tháng 6- 2008, Google thông báo việc phát triển thuật toán nhằm phân tích ngữ nghĩa của các tệp tin Flash, từ Menu Flash cho đến các nút bấm, banner và nội dung các trang Website sử dụng công nghệ Flash. Google đã cải tiến thuật toán đánh chỉ số Flash bằng việc tích hợp công nghệ Adobe Flash Player. Ngoài ra thuật toán của Google được cải thiện đáng kể trong việc phân tích nội dung Flash khi sử dụng thư viện Adobe Searchable SWF Library.

Các dạng file Flash Google có thể đánh chỉ số

Thuật toán của Google cho phép đánh chỉ số tốt phần nội dung văn bản trong các file SWF các loại. Gồm cả các Flash dạng “gadgets” như nút bấm, thanh mục lục hoặc nội dung giữa chúng.

Các nội dung Flash mà Google dánh chỉ số tốt hơn

Tất cả các ký tự văn bản hiển thị cho người dùng thường đều được Google tách lọc. Nếu trang Web của bạn sử dụng Flash thì nội dung của các tệp tin Flash sẽ được Google sử dụng để tạo các snippets cho trang Web đó. Ngoài các ký tự văn bản, Google còn có khả năng phát hiện các đường dẫn URL trong tệp tin Flash và xử lý như các tệp tin URL trong các trang Web không sử dụng kỹ thuật Flash. Ví dụ, khi Flash của bạn có chứa đường dẫn trỏ đến nội dung khác bên trong, thì Google có thể sẽ đánh chỉ số tốt hơn trang Web của bạn bằng việc theo đường liên kết này.

Nội dung khác dạng chữ (ví dụ hình ảnh)

Cho đến thời điểm này, Google mới chỉ có khả năng tách lọc và đánh chỉ số các chữ viết trong tệp tin Flash. Nếu tệp tin của bạn chỉ gồm có các file ảnh, thì Google không thể nhận diện được nếu không có ký tự nào bên trong. Tương tự, Google cũng không thể tạo ra được các ký tự neo (anchor text) cho các URL ,nếu không có ký tự nào hiển thị trong đường dẫn liên quan. Ngoài ra, Google cũng không đánh chỉ số các file FLV, như các videos trong website Youtube bởi chúng không có chứa các thành phần văn bản.

Giới hạn của Google trong việc đánh chỉ số Flash

Google hiện không phân tích được vài dạng JavaScript. Bởi thế nếu trang của bạn gọi các Flash thông qua JavaScripts, thì Google có thể không thể tiếp cận được với file Flash này. Trong trường hợp đó thì đương nhiên nội dung Flash sẽ không được phân tích và đánh chỉ số. Google sẽ không “theo” các tài nguyên ngoài trang được “gọi” bên trong Flash của bạn. Ví dụ Flash của bạn tải các tệp tin HTMK hay SMF hoặc SWF, v.v. khác, thì Google sẽ tách nội dung được đánh chỉ số khỏi các tài nguyên bên ngoài này. Và tài nguyên này sẽ không được coi là một phần nội dung của Flash được đánh chỉ số. Hiện tại, Google có khả năng đánh chỉ số tất cả các ngôn ngữ chính thức được Google hỗ trợ. Tuy nhiên Google cũng gặp khó khăn khi trong việc phân tích nội dung Flash trong ngôn ngữ hai chiều (Ngôn ngữ Do Thái và Ả Rập)

Webmaster tối ưu Website Flash cho Google

Như đã trình bày ở phần trên, Google cải thiện các thuật toán tự động nhận biết nội dung ký tự văn bản trong tệp tin Flash. Vì thế các Webmaster không cần phải có bất kể thay đổi nào hết. Các website Flash của bạn sẽ được tự động phân tích và đánh chỉ số trong giới hạn của công nghệ.

Ý nghĩa đối với người làm SEO

Nếu bạn không muốn Google tách lọc thông tin trong Flash cho người sử dụng, ví dụ các thông báo “bản quyền” hay “đang tải xuống”, … thì bạn có thể thay thế các ký tự trên bằng các file ảnh. Google sẽ không thể đánh hiểu được ngữ nghĩa trong file ảnh này được. Tuy Google thông báo rằng các thuật toán đã có thể phân tích và đánh chỉ số tốt nội dung văn bản trong các Flash và sẽ còn được cải thiện hơn. Nhưng qua quan sát và nhận thấy thuật toán của Google vẫn còn xa mức hoàn chỉnh với các định dạng văn bản PDF, Doc... Tương tự vấn đề với PDF, khi người tìm kiếm nhắp chọn một trang PDF trên kết quả tìm kiếm Google, thì nội dung tìm kiếm có thể không nằm ngay trên trang đầu tiên của tài liệu và người dùng phải cuộn nhiều trang để tìm được nội dung mong muốn. Và Google chỉ thêm cờ thông báo nội dung non-HTML cho người dùng trong trang kết quả trả về. Các thẻ HTML vẫn còn bị hiển thị như một phần nội dung và đặc biệt là tính khả thi, semantic của văn bản trong Flash rất khó tối ưu. Ngoài ra, Các SEOers không thể kiếm tra nội dung Flash mà Google đánh chỉ số, bởi Google không đưa ra bản cache.

Khả năng truy cập và tính khả dụng

Những nhà lập trình Flash có thể vẫn phải tiếp tục đối đầu không những với vấn đề ứng dụng của họ được đánh chỉ số thể nào mà còn việc tính khả dụng và khả năng truy cập ra sao nữa. Theo thống kê của Adobe, thì có tới 98% trình duyệt trên thế giới hỗ trợ Flash và hỗ trợ màn hình người dùng khiếm thị được tích hợp từ phiên bản Flash Player 6.0 cũng như tất cả các phiên bản của Flex FrameWork. Đối với những Webmasters quan tâm tới tính khả thị của Flash, các ban có thể tìm thấy các bài viết hay trong diễn đàn SMX 2008:

Thông báo trên của Google là tin vui cho cả những người quản lý nội dùng và người tìm kiếm. Các Webmasters nên tập trung vào cấu trúc Website để giúp cho bọ tìm kiếm đánh chỉ số dễ dàng hơn. Nên nhớ rằng Tìm kiếm là một trong những kênh quảng cáo hàng đầu mang lại khách hàng. Như đã bàn ở trên, các công cụ tìm kiếm sẽ nỗ lực mở rộng phạm vi tài nguyên có thể đánh chỉ số và cung cấp cho người dùng nhiều nội dung có ích và tin cậy hơn. Dù sao, các Webmaster cũng nên tiếp tục ưu tiên hướng phát triển website theo hướng thân thiện với máy tìm kiếm khi chọn lựa các giải pháp lập trình.

WWW.MMCVN.COM (Theo: vietseo)


Read more...

Làm sao để xếp hạng cao trên Google?


Bạn có biết đến hiệu ứng “Sandbox” mà các trang web mới ra thường gặp phải trong danh sách kết quả của Google?

Hãy tưởng tượng như thế này: mỗi người thường được chăm sóc, chú ý trong những năm mới chào đời cho đến khi đi học. Nhưng kể từ đó, bạn sẽ được xếp chung vào cái “cộng đồng người” và để có được sự chú ý của những người xung quanh, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều… Đó cũng chính là hiệu ứng “sandbox” (”túi cát” - tượng trưng cho cái gọi là ”cộng đồng lớn”) của Google.

Google rank

Hiệu ứng ”Sandbox” là hiện tượng các trang web mới ra đời nhanh chóng có được vị thứ khá cao trong vòng 3-4 tuần đầu đối với các từ khóa có liên quan (đặc biệt là nếu nó trùng với tiêu đề - “title” - của trang web) và sau đó nhanh chóng bị tuột xuống rất xa trong bảng xếp hạng. Trang web khi đó bị gọi là rơi vào “túi cát” của Google. Có vẻ như đây là một biện pháp phòng chống các trang “spam” của Google: Tất cả các trang web đều bị trải qua hiệu ứng này. Một khi đã nằm trong túi cát, cơ chế của Google sẽ phân biệt những trang nào mới, những trang nào cũ và để cải thiện vị trí xếp hạng khi đó sẽ tốn khá nhiều thời gian, nhưng một khi vị thứ đã được cải thiện thì nó thường sẽ khá ổn định - một hình thức thử thách về thời gian. (Để biết thêm về hiệu ứng “sandbox” này, đọc bài Taking Advantage of Google’s Sandbox Effect)

Chắc chắn bất kỳ ai có trang web riêng đều muốn trang của mình được biết đến nhiều, và để vậy thì một trong những yếu tố quan trọng là làm sao để trang web của mình được xếp hạng cao trong danh sách các kết quả tìm kiếm của Google. Nhưng làm sao để đạt được kết quả đó? Google từ lâu vẫn giấu kín thuật toán xếp hạng trang web của mình và tất cả những gì mọi người biết là một điểm khá chung chung: nếu trang web của bạn càng được nhiều trang khác chỉ đến thì trang của bạn có lẽ sẽ được xếp hạng cao hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “spam” các liên kết để có được kết quả cao (ví dụ như gửi liên kết vào các phản hồi của các blog, các diễn đàn, tạo các file ảo chứa từ khóa trên máy chủ,…).

Để giải quyết tình trạng này, Google gần đây đã bổ sung rất nhiều những điều kiện đánh giá khác nhau - và lần này, những điều kiện này được nêu công khai (sau khi nộp đơn xin bằng sáng chế tại Mỹ đối với công nghệ xếp hạng mới của họ). Hãy tìm hiểu trước những yếu tố trong cơ chế đánh giá mới này để giúp cải thiện vị trí trang web của bạn trong tương lai…
Yếu tố 1: TUỔI ĐỜI
Trang web của bạn đã tồn tại được mấy năm? Giờ đây, yếu tố “tuổi đời” trang web cũng trở thành một nhân tố ảnh hưởng đến vị thứ, và tất nhiên, như bạn đã đoán, trang web (hoặc liên kết) tồn tại càng lâu thì sẽ càng có vị thứ cao hơn trong danh sách kết quả.

Yếu tố 2: LIÊN KẾT ĐẾN
Có lẽ mọi người đều đã biết đến yếu tố này. Nhưng giờ đây Google không đơn giản chỉ “đếm” mà còn theo dõi luôn các thuộc tính khác như những thay đổi của liên kết, khoảng thời gian kể từ khi trang web xuất hiện cho đến khi nó được liên kết đến từ các trang khác, thời gian tồn tại của nó, vân vân… Với cơ chế này, những website được liên kết đến từ rất nhiều các trang khác trong một khoảng thời gian ngắn kể từ khi nó ra đời sẽ có nguy cơ bị liệt vào dạng “spam” (và có thể bị loại ra khỏi danh sách tìm kiếm).

Yếu tố 3: PageRank
PageRank là chỉ số xếp hạng của một trang web theo cách nhìn của Google có giá trị thay đổi từ 0 đến 10 (0 là không quan trọng chút nào và 10 là rất, rất quan trọng). Bản thân PageRank đã là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi và rất được quan tâm bởi các “webmaster”. Nếu bạn muốn biết PageRank của trang web của bạn, hãy cài Google Toolbar, hoặc vào trang PrLookup.com).

Bất kể thế nào, giờ đây giá trị PageRank của trang web của bạn sẽ đóng vai trò quan trọng và giờ đây, bạn không chỉ đơn giản là trao đổi liên kết với các trang web khác. Nội dung mô tả liên kết (là những từ gạch chân - tức là nội dung giữa hai cặp thẻ ) sẽ đóng một vai trò nhất định. Hãy nhớ là ”giá trị thực” của các liên kết đến trang củ bạn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là số lượng.

Yếu tố 4: CTR (Click Through Rate - số lần ghé thăm)
Được liên kết đến không thôi chưa đủ. Số lần người ta nhấn vào một liên kết để đến trang web của bạn cũng sẽ được xem xét. Việc đếm này có thể được thực hiện qua cơ chế sử dụng bộ đệm của trình duyệt hoặc thông qua thanh Google Toolbar. Thậm chí, Google còn theo dõi cả lưu lượng lưu thông của trang web (chả biết làm sao nó theo dõi được :)).

YẾU TỐ THỨ … N
Những yếu tố khác bên cạnh những gì được liệt kê ở trên cũng nên chú ý, như: số lần được người xem thêm vào danh sách những địa chỉ ưa thích của trình duyệt (Bookmarks/Favourites), tần số cập nhật, mật độ sử dụng từ khóa trong website, địa chỉ liên hệ của webmaster và địa chỉ tơợ giúp các vấn đề kỹ thuật (phải ổn định, không bị thay đổi thường xuyên),…

Thú vị hơn nữa, Googe giờ đây cũng sẽ theo dõi luôn những hoạt động của những người ghé thăm trang web của bạn thông qua Google Search. Ví dụ như nếu người dùng đến thăm trang web của bạn thông qua liên kết từ Google Search, Google sẽ ghi nhận khoảng thời gian người đó thoát khỏi trang của bạn và quay ngược về danh sách tìm kiếm. Nếu thời gian họ ở lại trang web của bạn càng ngắn thì có nghĩa là trang của bạn không chứa thông tin thích hợp với từ khóa, và tất nhiên sẽ bị “tụt hạng” đối với từ khóa đó. Vậy nên, hãy luôn tìm cách giữ khách ở lại trang web của bạn càng lâu càng tốt.

Một chú ý khác là giờ đây, việc cập nhật và viết thêm nội dung mới cho trang web của bạn không nhất thiết sẽ cải thiện vị trí của nó. Thậm chí là ngược lại, trang của bạn có thể sẽ bị theo dõi. Lý do như Google giải thích trong đơn xin cấp bản quyền là

1) Việc có những thay đổi quan trọng của nội dung về một chủ đề nào đó trong một khoảng thời gian ngắn có thể là do trang web đã đổi chủ sở hữu và vì vậy các yếu tố liên quan khác lấy từ nội dung có thể là không đáng tin cậy.

2) Việc có những thay đổi bất ngờ trong danh sách những chủ đề mà một trang web cập đến, hoặc chủ đề ban đầu của một trang web bị bất ngờ bị biến mất cho thấy trang web đó có thể là một spam và Google sẽ giảm “điểm” của trang web đó nếu như những hành vi trên bị phát hiện.
LỜI CUỐI

Thật sự không biết có thuật toán hoặc công nghệ nào giúp Google theo dõi và đánh giá trang web như những gì họ đang xin được cấp bằng sáng chế , nhưng Google vốn nổi tiếng vì những điều thần kỳ họ làm mà chưa ai làm được.

Vậy bạn nên chuẩn bị gì? Ngoài việc chú ý một số đặc điểm trên, cách tốt nhất và lâu dài nhất là hãy phát triển nội dung của trang web của bạn, làm cho nó có một chút gì đó hữu ích đối với người xem.

www.mmcvn.com [theo Vietweblink]

Read more...

SEO là gì?


SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website. Hiện nay, nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. Hiện trên mạng Internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất:

* Google.com
* Yahoo.com
* Live.com (MSN.com)

SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.

Nguồn: SEO Vietnam
Read more...

Thủ thuật tăng thứ hạng Alexa nhanh chóng

Alexa.com là chi nhánh của Amazon.com và là website cung cấp thông tin về lượng traffic cho các website khác. Thứ hạng Alexa được đo bằng tổng số lượt truy cập vào một website đượcc cài Alexa toolbar.



Trong bài này, tôi sẽ cho biết tầm quan trọng của Thứ hạng Alexa khi nó thực hiện chức năng kiếm tiền. Bên cạnh đó, tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn điểm bất lợi khi dùng Thứ hạng Alexa như một thước đo traffic đáng tin cậy cho bất cứ website nào.

Cuối cùng, tôi sẽ liệt kê ra danh sách 20 phương pháp và chiến lược bạn nên dùng để tăng Thứ hạng Alexa nhanh chóng cho website của bạn.

Alexa Rank là gì?

Alexa Rank đơn giản là một hệ thống xếp hạng dựa trên lượng traffic mà mỗi website - được cài đặt Alexa tootlbar, nhận được từ tổng số người dùng “viếng thăm” website đó.

Cứ 3 tháng 1 lần, Alexa tiến hành tổng kết số liệu và xếp hạng các website. Alexa Toolbar là một tiện ích giúp người dùng lướt web, hiện có khoảng hơn 10 triệu người dùng Internet trên thế giới sử dụng công cụ này.

Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website (Reach).

Tại sao bạn muốn tăng thứ hạng Alexa?

Các Webmaster hay các nhà quảng cáo sẽ nhìn vào thứ hạng Alexa của bạn như một thước đo để quyết định có nên đặt liên kết đến trang Web của bạn hay không. Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống động và uy tín. Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.

Thực ra, hiện nay cũng có khá nhiều người hoài nghi về độ chính xác của Alexa. Tuy nhiên, trong một thế giới không hoàn hảo thì thứ hạng Alexa vẫn thường được sử dụng bởi các webmaster và các nhà quảng cáo để quyết định có nên sử dụng trang Web của bạn cho những quảng cáo của họ hay không.

Làm thế nào để bắt đầu với Alexa?

Có hai cách dễ dàng để bắt đầu sử dụng Alexa. Nếu bạn dùng trình duyệt Internet Explorer, hãy vào trang sau để tải và cài đặt Alexa Toolbar. Nếu bạn đang sử dụng FireFox, tải SearchStatus extension về - chứa cả Alexa Rank, Google PageRank cũng như các đặc tính hữu ích khác.

Bạn nên dùng Firefox và SearchStatus thay vì Alexa toolbar.

20 phương pháp tăng thứ hạng Alexa.

Sau đây làm một số phương pháp bạn có thể sử dụng để tăng thứ hạng Alexa của mình. Hầu hết những phương pháp này được tham khảo từ một số webmaster có kinh nghiệm và những kết quả tích cực mà họ đã đạt được với Alexa Ranking.

1. Cài đặt Alexa toolbar hay SearchStatus extension cho trình duyệt và thiết lập Website của bạn làm trang chủ. Đây là bước cơ bản nhất.
2. Đặt một Alexa rank widget lên trang Web của bạn. Tôi đã sử dụng phương pháp này và lượng click mỗi ngày đã tăng đáng kể sau 1 tuần. Mỗi click được tính như một lần visit thậm chí toolbal này không được sử dụng bởi những người truy cập đó.
3. Khuyến khích người khác sử dụng Alexa toolbar. Những người này bao gồm bạn bè, webmaster đồng nghiệp cũng như các visitors của bạn. Bạn đưa link cho những người này và cố gắng hướng dẫn cách cài đặt cũng như lợi ích của nó.
4. Sử dụng Alexa toolbar ở các văn phòng. Cài Alexa toolbar hay SS Firefox extension và thiết lập website của bạn làm trang chủ đối với tất cả các trình duyệt lên mỗi máy tính trong văn phòng. Điều này sẽ thực sự hữu ích khi công ty của bạn sử dụng địa chỉ IP động.
5. Gửi website tới bạn bè của bạn. Phương pháp này không chắc là sẽ ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng Alexa, tuy nhiên nó cũng có ích trong một vài trường hợp.
6. Viết bài về Alexa. Webmaster và các blogger rất thích thú khi đọc được những tiêu đề liên quan đến cách để tăng thứ hạng Alexa. Họ sẽ liên kết đến bạn và gửi cho bạn những traffic mục tiêu (ví dụ: những nguời truy cập có cài đặt Alexa toolbar). Điều này sẽ dần dần ảnh hưởng đến thứ hạng Alexa của bạn.
7. Quảng cáo Website của bạn lên các diễn đàn webmaster. Các webmaster luôn có Alexa toolbar được cài đặt. Bạn sẽ thu hút được các webmaster “viếng thăm” và nhận được những phản hồi hữu ích. Bạn cũng nên gửi phản hồi lại vào cộng đồng nếu bạn có những tiêu đề hay để chia sẻ với người khác.
8. Viết nội dung liên quan đến các webmaster. Hãy đặt nội dung này vào những danh mục về tên miền và SEO, vì đây là 2 lĩnh vực mà hầu hết các webmaster cài đặt Alexa toolbar quan tâm. Điều quan trọng là bạn phải “đẩy” những nội dung này lên các website mạng xã hội và các diễn đàn Webmaster.
9. Sử dụng Alexa redirects đến đường dẫn website của bạn. Hãy thử đường dẫn sau: http://redirect.alexa.com/redirect?www.doshdosh.com. Thay doshdosh.com bằng đường dẫn của Website bạn. Hãy đặt đường dẫn được redirect này lên các blog comment hay chữ ký trong diễn đàn. Đường dẫn này sẽ được tính cho mỗi IP một lần 1 ngày, vì vậy click nhiều lần lên nó cũng không giúp được gì. Tất nhiên, không có một chứng cớ nào giải thích cho việc những redirect này có thực sự đem lại lợi ích cho Website của bạn hay không, nên hãy sử dụng nó thận trọng.
10. Post lên các diễn đàn hay website mạng xã hội Châu Á. Một số webmaster cho rằng những người sử dụng Web Châu Á, đặc biệt là Đông Á, rất thích sử dụng Alexa toolbar. Điều này chứng minh bởi sự hiện diện của khá nhiều website Châu Á trong Top 500 Alexa. Các webmaster khuyên rằng, bạn nên cố gắng sử dụng cách này chỉ khi bạn có thời gian và khả năng để làm.
11. Tạo một sectionn “Những công cụ dành cho Webmasters” trên Website của bạn. Create a webmaster tools section on your website. Đây thường là phần thu hút được sự quan tâm của các webmaster nhiều nhất. Trang Web của Aaron Wall về SEOTool là một ví dụ rất tốt để bạn tham khảo.
12. Get Dugg hay Stumbled. Sử dụng phương pháp này sẽ mạng lại cho bạn một lượng lớn khách truy cập và số khách này sẽ ảnh hưởng tích cực tới thứ hạng Alexa của bạn.
13. Sử dụng chiến dịch PPC-PayperClick. Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Exact Seek cũng là cách giúp bạn có được một lượng lớn traffic. Sẽ càng hữu ích hơn nếu quảng cáo của bạn liên quan mật thiết đến các webmaster.
14. Tạo một Danh mục Alexa trên blog hay website của bạn. Danh mục này nên chứa các tiêu đề hay tin tức về Alexa. Đây không chỉ là một nguồn thông tin bổ ích cho các webmaster hay những người tình cờ truy cập vào mà còn giúp bạn nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
15. Tối ưu hoá những bài viết phổ biến của bạn. Bạn đặt các widget hay biểu đồ (graph) dưới các bài viết, liên kết tới các bài viết về Alexa của bạn hay sử dụng Alexa redirection trên các đường dẫn trong của bạn. Đây là cách để bạn nhận được nhiều traffic hơn từ các công cụ tìm kiếm.
16. Đặt banner và liên kết tại các website hay diễn đàn webmaster để thu hút traffic. Quảng cáo càng nổi bật càng thu hút được nhiều traffic từ các webmaster tới website của bạn, qua đó giúp tăng đáng kể thứ hạng của bạn.
17. Thuê các forum posters để “phát tán” website của bạn. Những poster này có trách nhiệm post các bài viết chi tiết hay tài nguyên của bạn lên những diễn đàn có tiếng, đặt chữ ký liên kết tới website của bạn. Bạn có thể tìm các poster này một cách dễ dàng tại diễn đàn Digital Point và các diễn đàn Webmaster khác.
18. Trả tiền cho các user trên mạng để cài đặt Alexa toolbar và đặt trang của bạn làm trang chủ trên máy tính của họ. Tuy nhiên, làm được điều này cũng không dễ nhất là khi bạn thuê các cá nhân. Bạn nên thuê các tổ chức như các trường học, cơ quan văn phòng.
19. Sử dụng MySpace. Đây là một thủ thuật hơi “mờ ám”, nên nếu bạn chấp nhận rủi ro thì mới làm. Sử dụng các banner và hình ảnh hấp dẫn và liên kết chúng tới đường dẫn Alexa đã được redirect. Đây có thể sẽ là phương pháp cực kỳ hiểu quả nếu nội dung của bạn thực sự liên quan đến cộng đồng MySpace.
20. Hãy thử dùng Alexa auto-surfs. Phương pháp này phù hợp với những website mới có thứ hạng Alexa cao. Chú ý rằng, sẽ không tốt lắm nếu bạn thử dùng auto surts dọc theo những quảng cáo nội dung như Adsense. Đây không phải là giải pháp lâu dài để tăng Alexa Rank cho website của bạn, vì vậy bạn nên dùng nó thận trọng.

Tuy nhiên,để thực hiện chiến lược tăng Alexa lâu dài, bạn cần tập trung vào phát triển nội dung nhằm thu hút lượng truy cấp thay vì cứ sử dụng một số thủ thuật nào. Những website có nội dung tốt sẽ thu hút được nhiều traffic tự nhiên. Điều quan trọng rút ra từ tiêu đề này là ngoài việc sở hữu nội dung thật tốt, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp trên để có được thứ hạng cao một cách nhanh chóng và hiểu quả nhất.

nguồn: T.T - VietnamBIZ

Read more...

Sitemap là gì?

Nhìn chung, khi nói về sitemap (sơ đồ Website), chúng ta thường nhắc đến hai loại chính : HTML (Hyper Text Makeup Language) sitemap và XML (EXtensible Makeup Language) sitemap. Tuy chức năng cơ bản đều là sơ đồ cấu trúc Website, nhưng về đối tượng và kỹ thuật thì lại hoàn toàn khác nhau.

Loại hình đầu tiên của Sơ đô trang là một trang HTML danh sách các trang của trang web của bạn - thường do phần - và được dùng để giúp người dùng tìm thấy những thông tin mà họ cần.


Còn Cấu trúc website XML - thường gọi là Cấu trúc website, hiển thị danh sách các URLs của blog - là một cách để bạn có thể cung cấp cho Google các thông tin về trang web của bạn. Đây là loại đồ site tôi sẽ được thảo luận trong bài viết này.

Trước tiên, tôi xin trình bày cơ bản của bạn về Cấu trúc, thứ tự, đối tượng của 2 loại sitemap này.

1. HTML sitemap

* Cấu trúc : HTML sitemap thường dùng để liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của Blog hay Website.
* Thứ tự : Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục cây và chung cung cấp miêu tả cho từng liên kết, thường nhờ vào Anchor Text.
* Đối tượng : HTML sitemap của blog hay Website sẽ giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng. Bởi thế HTML sitemap được tạo ban đầu cho người dùng. Mặc dù HTML sitemap được tạo cho khách viếng thăm Website, nhưng những bọ tìm kiếm như Googlebot sẽ có cơ hội tìm ra tất cả các mục, trang, bài viết trên Website dễ dàng hơn khi tất cả các liên kết được liệt kê trong HTML sitemap.

2. XML sitemap

* Cấu trúc : XML sitemap hiển thị danh sách các URLs của blog hay Website của bạn bằng một chuẩn đặc biệt XML. Hãy xem ví dụ sitemap XML sau với một đường dẫn URL duy nhất :
<?xml version=”1.0&#8243; encoding=”UTF-8&#8243;?>
<urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9&#8243;>
<url>
<loc&gthttp://www.vietseo.net/ </loc>

<lastmod>2008-02-29 </lastmod>
<changefreq>monthly </changefreq>
<priority>0.7 </priority>
</url>

</urlset>
* Thứ tự : Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo từng tiêu chí của từng Webmaster mà đó có thể là mức độ quan trọng của thông tin, lượng truy cập, các thành phần quan trọng, …
* Đối tượng : XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới máy tìm kiếm về các đường dẫn URLs trên blog hay Website nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đánh chỉ số. XML sitemap được tạo cho máy tìm kiếm chứ không phải người dùng thường. Thông thường việc đăng ký sitemap XML dùng cho các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo hay MSN Live.

Trong điều kiện của nó đơn giản, một Sơ đồ website là một danh sách các trang web trên trang web của bạn. discoverable by Google's normal crawling process. Tạo và gửi một Sơ đồ website giúp đảm bảo rằng Google biết về tất cả các trang trên trang web của bạn, bao gồm cả các URLs có thể không tìm kiếm được bởi tiến trình crawl (truy cập, trườn, khám phá) của Google.

Cấu trúc website đặc biệt hữu ích nếu:

* Trang web của bạn có nội dung động.
* Trang web của bạn có các trang web mà không phải là dễ dàng phát hiện bằng cách Googlebot trong quá trình thu thập thông tin - ví dụ, các trang web có phong phú AJAX hoặc Flash.
* Trang web của bạn là mới và có vài liên kết đến nó. (Googlebot bóc tách web bằng cách làm theo các liên kết từ một trang khác, vì vậy, nếu trang web của bạn ko có được liên kết tốt, có thể là khó cho chúng tôi để khám phá nó.)
* Trang web của bạn có một kho lưu trữ lớn của các trang web nội dung mà những liên kết giữa chúng với nhau không được tốt, hoặc không phải là tất cả đếu liên kết với nhau.

Bạn cũng có thể sử dụng một Sơ đồ website để cung cấp cho Google thêm thông tin về các trang web của bạn, bao gồm:

* Các pages trên trang web của bạn thay đổi như thế nào. Ví dụ, bạn có thể cập nhật trang sản phẩm của bạn hàng ngày, nhưng cập nhật của bạn về trang about Me chỉ một lần mỗi vài tháng.
* Thời điểm cuối cùng sửa đổi mỗi trang.
* Các liên kết quan trọng giữa các pages trong web của bạn. Ví dụ, trang chủ của bạn có thể có một liên kết có tầm quan trọng 1.0, danh mục các trang web có một tầm quan trọng 0,8, blog cá nhân và mục các trang web hoặc sản phẩm có một tầm quan trọng 0.5. Điều này chỉ ưu tiên cho biết tầm quan trọng của một địa chỉ khác liên quan đến các URL trên trang web của bạn, và không ảnh hưởng đến xếp hạng của các trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Cấu trúc Trang web cung cấp thêm thông tin về trang web của bạn đến với Google, hoàn toàn bằng phương pháp bình thường của Google crawl web. Sitemap sẽ giúp bộ máy thu thập thông tin chi tiết của trang web của bạn chi tiết kịp thời.

Google tuân thủ Sơ đồ site giao thức 0,9 như được định nghĩa bởi sitemaps.org. The Sitemap Protocol is a dialect of XML for summarizing Sitemap information that is relevant to web crawlers. Giao thức sitemap là một dialect của XML cho tổng kết Sitemap đó là thông tin liên quan đến trang web trình thu thập thông tin. Cấu trúc website tạo cho Google bằng cách sử dụng Sơ đồ website giao thức là 0,9 do đó tương thích với các công cụ tìm kiếm mà áp dụng các tiêu chuẩn của sitemaps.org.
Read more...

Free icon for web: Vector Social Media Icons





Part of Icons copyright belongs original author,Part of Icons copyright belongs FreeiconsWeb.com, If you want to use icons for commercial purposes,You have to pay for obtain the author's License agreement.

Read more...

Free icon for web: PC Pixel Icons Pack





Part of Icons copyright belongs original author,Part of Icons copyright belongs FreeiconsWeb.com, If you want to use icons for commercial purposes,You have to pay for obtain the author's License agreement.

Read more...

Thị phần bộ máy tìm kiếm đang sử dụng trên thế giới


Nguồn: NetMarketShare


Read more...

Thị phần trình duyệt Internet trên thế giới


Nguồn: NetMarketShare

Read more...

Blog là gì?


“Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó.

Nội dung và chủ đề của “blog” thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câu chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê bình một bộ phim hay tác phẩm văn học mới xuất bản và cuối cùng là những sự kiện xảy ra trong một nhóm người nào đó.

Trên thế giới, bình quân mỗi giây có 1 trang blog mới ra đời. Cứ mỗi 5 tháng, số lượng blog tăng lên gấp đôi.

Gần đây, giới báo chí truyền thông, nhất là trong lĩnh vực tin học thường nói nhiều về “blog”. Thậm chí, người ta gọi blog là loại hình trang nhà (homepage) của thế kỷ 21. Vậy thực ra “blog” là gì?

Thông thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như sau: những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng, để người xem blog dễ theo dõi và cập nhật thông tin. Mỗi “post” (bản tin) sẽ gồm có ba thuộc tính chính: tiêu đề (Tiltle) giống như tựa của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gởi bài (Date/Time) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật thông tin, và dĩ nhiên không thể thiếu phần nội dung bản tin (Main) nói lên thông tin muốn gửi đến mọi người. Do tính chất cá nhân của blog, nên những ý kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu “Theo ý kiến tôi”, hay “Tôi thấy rằng”... Ngoài ra, một phần nữa được xem là một đặc tính của “blog”, đó là “Comment” - mang những thông tin phản hồi từ người đọc tin và dính liền với mỗi bản tin.

Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được ai đó tạo ra để đưa thông tin cá nhân lên Internet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ vào một đường dẫn URL để có thể đọc được chúng, thì đâu là điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ “blog” và “website cá nhân” này?

Điểm khác biệt đầu tiên là “blog” thường thay đổi nội dung nhanh hơn “website cá nhân”, sự thay đổi nội dung của “blog” xảy ra ngay khi có một bản tin mới với ngày cập nhật mới hơn bản tin trên cùng. Còn “website” thì ngược lại, thường được thiết kế theo dạng tĩnh, chậm thay đổi, và việc cập nhật của “website” thường thay đổi cả trang chứ không dựa trên bản tin mới như “blog”.


Thứ hai, dù rằng có rất nhiều công cụ trực quan để tạo web, nhưng người xây dựng và cập nhật web cá nhân vẫn còn phải hiểu biết rất nhiều loại định dạng tập tin và khuôn mẫu. Trong khi đó, rất nhiều máy chủ chứa “blog” cho phép người tạo “blog” cập nhật thông tin trực tuyến mà gần như chẳng phải làm gì cả. Chỉ cần vào trang chủ “blog”, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào một nút có dạng như “Publish...” hoặc tương tự, và mọi việc hoàn tất.

Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người đọc tin trong “blog”. Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng ghi sổ lưu niệm (guestbook), thì “blog” khuyến khích cao độ mối giao tiếp giữa người xem tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều công cụ như “Comment”, “trackbacks”, “tag boards”...

Do tính thời sự của “blog”, có khi người ta dùng từ “blog” như một từ chỉ hành động đưa một sự kiện cá nhân nào đó lên Internet, kiểu như: “Đi du lịch cả tháng à? Có gì hay nhớ “blog” lên nhé!”

Theo Echip
Read more...

Secure Socket Layer (SSL) là gì?

SSL là giao thức đa mục đích được thiết kế để tạo ra các giao tiếp giữa hai chương trình ứng dụng trên một cổng định trước (socket 443) nhằm mã hoá toàn bộ thông tin đi/đến, mà ngày nay được sử dụng rộng rãi cho giao dịch điện tử như truyền số hiệu thẻ tín dụng, mật khẩu, số bí mật cá nhân (PIN) trên Internet.

Giao thức SSL được hình thành và phát triển đầu tiên năm 1994 bởi nhóm nghiên cứu Netscape dẫn dắt bởi Elgammal và ngày nay đã trở thành chuẩn bảo mật thực hành trên mạng Internet. Phiên bản SSL hiện nay là 3.0 và vẫn đang tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện. Tương tự như SSL, một giao thức khác có tên là PCT - Private Communication Technology được đề xướng bởi Microsoft hiện nay cũng được sử dụng rộng rãi trong các mạng máy tính chạy trên hệ điều hành Windows NT. Ngoài ra, một chuẩn của IETF (Internet Engineering Task Force) có tên là TLS (Transport Layer Security) dựa trên SSL cũng được hình thành và xuất bản dưới khuôn khổ nghiên cứu của IETF Internet Draft được tích hợp và hỗ trợ trong sản phẩm của Netscape.

Giao thức SSL làm việc như thế nào?

Điểm cơ bản của SSL được thiết kế độc lập với tầng ứng dụng để đảm bảo tính bí mật, an toàn và chống giả mạo luồng thông tin qua Internet giữa hai ứng dụng bất kỳ, thí dụ như webserver và các trình duyệt khách (browsers), do đó được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau trên môi trường Internet. Toàn bộ cơ chế hoạt động và hệ thống thuật toán mã hoá sử dụng trong SSL được phổ biến công khai, trừ khoá chia xẻ tạm thời (session key) được sinh ra tại thời điểm trao đổi giữa hai ứng dụng là tạo ngẫu nhiên và bí mật đối với người quan sát trên mạng máy tính. Ngoài ra, giao thức SSL còn đỏi hỏi ứng dụng chủ phải được chứng thực bởi một đối tượng lớp thứ ba (CA) thông qua giấy chứng thực điện tử (digital certificate) dựa trên mật mã công khai (thí dụ RSA). Sau đây ta xem xét một cách khái quát cơ chế hoạt động của SSL để phân tích cấp độ an toàn của nó và các khả năng áp dụng trong các ứng dụng nhạy cảm, đặc biệt là các ứng dụng về thương mại và thanh toán điện tử...

Giao thức SSL dựa trên hai nhóm con giao thức là giao thức “bắt tay” (handshake protocol) và giao thức “bản ghi” (record protocol). Giao thức bắt tay xác định các tham số giao dịch giữa hai đối tượng có nhu cầu trao đổi thông tin hoặc dữ liệu, còn giao thức bản ghi xác định khuôn dạng cho tiến hành mã hoá và truyền tin hai chiều giữa hai đối tượng đó. Khi hai ứng dụng máy tính, thí dụ giữa một trình duyệt web và máy chủ web, làm việc với nhau, máy chủ và máy khách sẽ trao đổi “lời chào” (hellos) dưới dạng các thông điệp cho nhau với xuất phát đầu tiên chủ động từ máy chủ, đồng thời xác định các chuẩn về thuật toán mã hoá và nén số liệu có thể được áp dụng giữa hai ứng dụng. Ngoài ra, các ứng dụng còn trao đổi “số nhận dạng/khoá theo phiên” (session ID, session key) duy nhất cho lần làm việc đó. Sau đó ứng dụng khách (trình duyệt) yêu cầu có chứng thực điện tử (digital certificate) xác thực của ứng dụng chủ (web server).

Chứng thực điện tử thường được xác nhận rộng rãi bởi một cơ quan trung gian (là CA -Certificate Authority) như RSA Data Sercurity hay VeriSign Inc., một dạng tổ chức độc lập, trung lập và có uy tín. Các tổ chức này cung cấp dịch vụ “xác nhận” số nhận dạng của một công ty và phát hành chứng chỉ duy nhất cho công ty đó như là bằng chứng nhận dạng (identity) cho các giao dịch trên mạng, ở đây là các máy chủ webserver.

Sau khi kiểm tra chứng chỉ điện tử của máy chủ (sử dụng thuật toán mật mã công khai, như RSA tại trình máy trạm), ứng dụng máy trạm sử dụng các thông tin trong chứng chỉ điện tử để mã hoá thông điệp gửi lại máy chủ mà chỉ có máy chủ đó có thể giải mã. Trên cơ sở đó, hai ứng dụng trao đổi khoá chính (master key) - khoá bí mật hay khoá đối xứng - để làm cơ sở cho việc mã hoá luồng thông tin/dữ liệu qua lại giữa hai ứng dụng chủ khách. Toàn bộ cấp độ bảo mật và an toàn của thông tin/dữ liệu phụ thuộc vào một số tham số: (i) số nhận dạng theo phiên làm việc ngẫu nhiên; (ii) cấp độ bảo mật của các thuật toán bảo mật áp dụng cho SSL; và (iii) độ dài của khoá chính (key length) sử dụng cho lược đồ mã hoá thông tin.

Các thuật toán mã hoá và xác thực của SSL được sử dụng bao gồm (phiên bản 3.0):

1.DES - chuẩn mã hoá dữ liệu (ra đời năm 1977), phát minh và sử dụng của chính phủ Mỹ
2.DSA - thuật toán chữ ký điện tử, chuẩn xác thực điện tử), phát minh và sử dụng của chính phủ Mỹ
3.KEA - thuật toán trao đổi khoá), phát minh và sử dụng của chính phủ Mỹ
4.MD5 - thuật toán tạo giá trị “băm” (message digest), phát minh bởi Rivest;
5.RC2, RC4 - mã hoá Rivest, phát triển bởi công ty RSA Data Security;
6.RSA - thuật toán khoá công khai, cho mã hoá va xác thực, phát triển bởi Rivest, Shamir và Adleman;
7.RSA key exchange - thuật toán trao đổi khoá cho SSL dựa trên thuật toán RSA;
8.SHA-1 - thuật toán hàm băm an toàn, phát triển và sử dụng bởi chính phủ Mỹ
9.SKIPJACK - thuật toán khoá đối xứng phân loại được thực hiện trong phần cứng Fortezza, sử dụng bởi chính phủ Mỹ
10.Triple-DES - mã hoá DES ba lần.

Cơ sở lý thuyết và cơ chế hoạt động của các thuật toán sử dụng về bảo mật bên trên hiện nay là phổ biến rộng rãi và công khai, trừ các giải pháp thực hiện trong ứng dụng thực hành vào trong các sản phẩm bảo mật (phần cứng, phần dẻo, phần mềm).

Nguồn : Chungta.com
Read more...

Một số thuật ngữ về thanh toán thẻ

Dưới đây là một số thuật ngữ thường gặp liên quan đến các quá trình giao dịch kinh doanh bằng thẻ nhằm giúp bạn đọc hiểu một cách cụ thể hơn về lĩnh vực này.


Account Number - Số tài khoản: Mỗi một tài khoản được quy định một số riêng để xác định loại thẻ, người giữ thẻ hay cơ quan tài chính…

ACH (Automated Clearing House) – Hệ thống thanh toán tự động: Hệ thống thanh toán tự động là nơi để chuyển tiền gửi cho tài khoản cá nhân và chuyển giao thanh toán giữa các cơ quan thương mại.

Acquirer or Acquiring Bank: Còn được biết đến là ngân hàng thương nhân (Merchant Bank). Đây là ngân hàng với tư cách như là một thể chế hay một tổ chức có mối quan hệ kinh doanh với các thương gia mà họ chấp nhận thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng thẻ tín dụng. Acquirer Bank xử lý các quá trình giao dịch của thương nhân và thanh toán vào tài khoản của họ.

Authorization – Sự uỷ quyền: Quá trình mà một công ty phát hành thẻ cho phép thực hiện một giao dịch. Quá trình này xác nhận hạn mức của thẻ tín dụng và giữ lại một khoản tín dụng nhất định nào đó. Có thể thực hiện các uỷ quyền trên Internet, bằng điện thoại hoặc tại các điểm bán hàng.

Batch – Một nhóm các giao dịch bằng thẻ đang chờ cơ quan tài chính của thương nhân xử lý: Các giao dịch này được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, thông thường là trong vòng một ngày.

Batch Close: là quá trình đưa một nhóm giao dịch bằng thẻ đến cơ quan tài chính để xử lý.

Charge cards – Thẻ mua chịu: Các cửa hàng bách hóa phát hành thẻ mua chịu đầu tiên. Vào năm 1951, Diners Club là thẻ mua chịu đầu tiên được sử dụng chủ yếu ở các nhà hàng. Vào năm 1957, thẻ mua chịu có tên là American Express ra đời và tiếp đến là Discover Card. Các công ty tự phát hành thẻ và đồng thời đóng vai trò là cơ quan có thẩm quyền. Thẻ mua chịu không có hạn mức chi tiêu ấn định trước nhưng được thanh toán đầy đủ vào cuối mỗi tháng.

Cheque card – Thẻ chi phiếu: Do ngân hàng cấp cho người có tài khoản. Nó bảo đảm ngân hàng sẽ trả các chi phiếu mà người có tài khoản đã ký tới một giới hạn đã ghi trong thẻ.

Credit line: nghĩa là số tiền của tín dụng có sẵn cho một khách hàng từ người cho vay.

Digital Certificate – Chứng chỉ số hoá: Đó là sự chứng nhận trên mạng để biết đích xác bạn là khách hàng, là thương nhân hay một cơ quan tài chính. Chứng chỉ số hoá được sử dụng trong suốt quá trình giao dịch SET (Secure Electronic Transaction - giao dịch điện tử an toàn).

Discount rate – Tỷ lệ chiết khấu: Chính là phí thanh toán liên quan tới tài khoản chấp nhận thẻ tín dụng của bạn. Nó là phần trăm trên tổng doanh số.

EDI (Electronic Data Interchange) - Trao đổi dữ liệu điện tử: Là một công cụ thiết yếu trong các giao dịch doanh nghiệp tới doanh nghiệp hay B2B qua Internet. EDI là một bộ các tiêu chuẩn được phát triển vào những năm 1980 chuyên dùng để xử lý các giao dịch kinh doanh điện tử. EDI được sử dụng để thay thế mọi thứ giấy tờ mà doanh nghiệp tạo ra trước đây như vận đơn, đơn đặt hàng, thậm chí cả séc. Nó đề ra các phương pháp để xác minh các công ty đã gửi vận đơn, để chứng minh việc giao hàng và để tiến hành thanh toán.

Electronic Wallet – Ví tiền điện tử: Là phần mềm cho phép những người dùng thẻ tiến hành các giao dịch trực tuyến, quản lý hoá đơn thanh toán và lưu giữ các chứng chỉ số hoá.

Internet: Một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông giữ liệu như truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin.

InterWorld Catalog: Cho phép các công ty thiết lập các catalog hàng hóa trực tuyến có khả năng tìm kiếm, tạo các trang web động, cùng khả năng quản trị trực quan nhờ giao diện đồ hoạ.

InterWord Customer Service: Đây là dịch vụ hỗ trợ khách hàng trên Internet.

InterWorld Digital Distribution: Cung cấp khả năng phân phối an toàn các sản phẩm số hoá như phần mềm, các tư liệu điện tử.

InterWorld Auction: Cho phép các công ty xây dựng các hệ thống bán đấu giá trực tuyến.

PGP (Pretty Good Privacy) - Cơ chế bảo mật PGP: Có một hệ thống mã hóa bảo mật khác hoạt động trên Internet được gọi là PGP (Pretty Good Privacy - Bảo đảm tốt đẹp tính riêng tư) được sáng tạo bởi kỹ sư phần mềm là Phil Zimmerman vào năm 1991, người đã dùng các công cụ này để mã hoá các thông điệp điện tử của mình và bạn bè. PGP dùng để mã hoá thư điện tử và các tệp mà bạn muốn truyền đi.

Payment gateway: Là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang người nhận thẻ tín dụng để hợp thức hóa cũng như thanh toán thẻ tín dụng.

SET (Secure Electronic Transaction) - Giao dịch điện tử an toàn: Tiêu chuẩn bảo mật mới nhất trong thương mại điện tử là SET, được phát triển bởi một tập đoàn các công ty thẻ tín dụng lớn như Visa, MasterCard và American Express cũng như các ngân hàng, các công ty buôn bán trên mạng và các hãng thương mại khác nhằm làm tăng khả năng an toàn cho các giao dịch trên Internet.
SET đặt các mật mã riêng vào tay của cả người mua lẫn người bán trong một giao dịch. Điều này có nghĩa là một người dùng bình thường cần các mật mã riêng của riêng họ và cần phải đăng ký các mật mã này, hệt như các máy chủ phải làm. Khi một giao dịch SET được xác nhận uỷ quyền, mật mã riêng của người dùng sẽ có chức năng như một chữ ký số. Thực tế nó giống như là việc ký vào phiếu thanh toán trong nhà hàng. Chữ ký số chứng tỏ bạn đã ăn theo thực đơn và chấp nhận hoá đơn. Hiện tại có rất nhiều nhà xử lý thanh toán, các ngân hàng, các nhà phát hành thẻ, cũng như các nhà buôn chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vì vậy SET có nghĩa là mỗi người trong guồng máy đó đều cần một chứng chỉ.

Các mạng xử lý thẻ tín dụng ngày nay hỗ trợ số hiệu bốn chữ số cho các ngân hàng, bốn chữ số cho các thương nhân và mười hai chữ số cho thẻ tín dụng. Để xử lý SET, mỗi số hiệu này đều phải kèm theo một chữ ký số được cấp riêng để chứng tỏ tư cách của nó, còn các mạng xử lý thẻ tín dụng phải xử lý tất cả các chữ số này.

SSL (Secure Sockets Layer) - Cơ chế bảo mật SSL: Để đảm bảo rằng khách hàng của bạn được bảo vệ khi họ nhập thông tin thẻ tín dụng vào trang bán hàng của bạn, payment gateway sẽ sử dụng SSL để bảo vệ các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng khi chuyển sang payment gateway. Nếu máy phục vụ của bạn không hỗ trợ SSL thì trang bán hàng của bạn sẽ do máy phục vụ của nhà cung cấp payment gateway quản lý mà không mất thêm chi phí nào.

Transaction – Giao dịch: Cho phép các doanh nghiệp khách hàng điều chỉnh các giao dịch tài chính trực tuyến, với các khả năng bảo mật, tiếp nhận các đơn đặt hàng nhiều mức, quản lý và định hướng các giao dịch.

Sưu tầm
Read more...

Trang web của bạn: Người bán hàng tốt nhất

Trang web là một trong những công cụ bán hàng xuất sắc nhất mà một doanh nghiệp có thể có

Mọi người đều đồng ý rằng trang web là một trong những công cụ bán hàng xuất sắc nhất mà một doanh nghiệp có thể có. Song ít có ai khẳng định trang web như một nhân viên bán hàng xuất sắc. Nắm bắt điều này và các doanh nghiệp sẽ thấy được nhiều kết quả khác biệt với công việc kinh doanh của mình.

Nếu nhìn nhận trang web của mình như một nhân viên bán hàng, doanh nghiệp sẽ bắt đầu nghĩ về nó với nhiều yếu tố khác biệt hơn là một công cụ đánh bóng sản phẩm, dịch vụ đơn thuần.

Doanh nghiệp bạn thậm chí muốn trang web được thiết kế tốt hơn, không khác gì mong muốn có được những nhân viên bán hàng hình thức bề ngoài lôi cuốn cho doanh nghiệp.

Việc chuyển trang web của doanh nghiệp thành một nhân viên bán hàng sẽ cần sử dụng những đặc điểm trực tuyến. Để giúp thực hiện nhiệm vụ này, hãng tư vấn quãng cảo Local Nasion đặt ra bốn câu hỏi:

1. Trang web của doanh nghiệp có biết mọi thứ về hoạt động kinh doanh của mình như một nhân viên thực thụ?

2. Doanh nghiệp có đánh giá thành công của trang web (hàng ngày, hàng tuần, hàng quý, hàng tháng hay thường niên)?

3. Doanh nghiệp có "đào tạo" trang web của mình về những vấn đề kinh doanh cơ bản, những xu hướng mới hay những thay đổi kinh tế trong thị trường hoặc môi trường kinh doanh quốc gia cho ngành công nghiệp của doanh nghiệp?

4. Trang web của doanh nghiệp có tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện hành cũng như các yếu tố giá cả?

Doanh nghiệp bạn sẽ không bao giờ gửi một nhân viên bán hàng tới tiếp xúc một khách hàng triển vọng nên không chắc chắn rằng nhân viên đó có tất cả các thông tin cần thiết. Vì vậy, một trang web khi được mong đợi là một nhân viên khách hàng cũng cần có đầy đủ các thông tin cần thiết.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang bán dòng sản phẩm túi xách tay và khăn quàng cổ phụ nữ, nhân viên bán hàng sẽ cần miêu tả được cho khách hàng về loại vải

một bạn sẽ cần miêu tả được chất lượng vải và cho khách hàng thấy túi xách từ tất cả các góc độ, nói rõ loại nào giặt được bằng máy, loại nào thì không. Quy trình tương tự cần được áp dụng vào trang web của doanh nghiệp.

Các nhân viên bán hàng cũng từ đào tạo họ về các khách hàng, họ dành nhiều thời gian để lắng nghe các nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng trước khi bán sản phẩm hay dịch vụ. Từ đó, trang web của doanh nghiệp cần có tính năng thu thập ý kiến, mối quan tâm của khách hàng với những nhiệm vụ tương tự.

Trong khi xây dựng trang web của mình, các doanh nghiệp hãy quan tâm tới suy nghĩ của khách hàng. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc cập nhập trang web của doanh nghiệp với mọi thay đổi, bổ sung cho phù hợp từng đối tượng khách hàng.

Ví dụ, nếu khách hàng của doanh nghiệp là những người lớn tuổi, chắc hẳn không thích hợp với nội dung được thể hiện trong phông chữ nhỏ (rất khó để người lớn tuổi có thể đọc) và cách bố trí phức tạp (những gì mà người trẻ có thể thích thú).

Trong cuốn sách "10 điều phải có với một website", chủ hãng tư vấn web trực tuyến of Smallbiztechnology.com, Ramon Ray cho rằng một trang web cần phải được thiết kế thích hợp với đặc điểm kinh doanh nhằm giúp đỡ doanh nghiệp bạn đảm bảo rằng "nhân viên bán hàng" quan trọng nhất này của bạn có đủ các kỹ năng để lôi cuốn được khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ.

Theo cách tương tự, doanh nghiệp sẽ mong đợi các nhân viên bán hàng của mình có được những kỹ năng mới và các công ty bán hàng mới từ năm này qua năm khác. Những mong đợi này cần đúng với trang web của doanh nghiệp nữa.

Các nhân viên bán hàng trong thập niên 80 của thế kỷ trước có thể phải mang cách túi đựng những mẫu sản phẩm khi tiếp xúc khách hàng, còn ngày nay họ sẽ mang theo chiếc laptop và cung cấp cho các khách hàng đĩa DVD chưa đầy đủ hình ảnh các sản phẩm mẫu.

Đây là lợi thế của trang web khi khách hàng có thấy ngay được hình ảnh của những sản phẩm mẫu. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần chú ý tính đa dạng về mặt hình ảnh của những sản phẩm này trên trang web.

Doanh nghiệp bạn thậm chí có thể quan tâm tới bổ sung một avatar (hình ảnh đại diện mang dáng người) vào trang web để tăng thêm "yếu tố con người". Avatar có thể chào mừng khách hàng, hỏi các câu hỏi và hướng khách hàng tới những nơi của trang web mà họ có thể quan tâm tới. SitePal là một trang web chuyên cung cấp công nghệ kiểu này.

Việc áp dụng cho trang web nhiều công nghệ thông minh giúp "nhân viên bán hàng" này biệt được khi nào khách hàng vào trang web và những nơi nào họ ghé thăm hoàn toàn có thể đem lại những lợi ích rõ . Trang Genius.com cung cấp các bộ công cụ bán hàng thông minh để bổ sung cho trang web của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bạn không thể bỏ qua những phương thức giao tiếp tới khách hàng, bảo đảm các khách hàng có thể giao tiếp với doanh nghiệp cũng như giao tiếp với các khách hàng khác. Đây chính là đặc tính quan trọng của Web 2.0.

Và một blog là cách thức tốt nhất để bắt đầu việc này. Những nơi như Word Press, Movable Type, Type Pad và Blogger là các lựa chọn để khởi động hoạt động tiếp thị và bán hàng qua một blog.

Hãy nhớ rằng, trang web hoàn toàn có thể là một trong những tài sản bán hàng tốt nhất mà các doanh nghiệp có được, nếu không muốn nói là tốt nhất. Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc cẩn thận, trang web sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh doanh, không kém phần một nhân viên bán hàng tài năng.

Read more...

Việt Nam với Thương Mại Điện Tử

Cơ Hội mới cho nền kinh tế Việt Nam

Từ vài năm trở lại đây, khái niệm Thương mại điện tử được thỉnh thoảng nhắc đến trên báo, đài, các cuộc họp của Chính phủ, Thành phố... Người dân cũng vì thế mà “loáng thoáng” nghe qua về Thương mại điện tử, tuy nhiên, phần lớn người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ về Thương mại điện tử và đặc biệt là lợi ích Thương mại điện tử có thể mang lại cho DNVVN, cho người dân, cho nền kinh tế và cho xã hội Việt Nam. Bài viết này xin được mạo muội nêu ra một vài lợi ích chung nhất mà Thương mại điện tử có thể mang lại cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam nói chung và cho từng cá nhân, từng DNVVN Việt Nam nói riêng. Nhưng trước hết, xin được phép giải thích đôi điều về Thương mại điện tử.

Thương mại điện tử có thể được hiểu theo nhiều cách, có quan niệm cho rằng phải có thanh toán qua mạng mới là Thương mại điện tử, phải có đầy đủ các hoạt động kinh doanh được thực hiện qua mạng (quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý và xử lý đơn hàng, thanh toán qua mạng, chữ ký điện tử...) thì mới được gọi là Thương mại điện tử... Nhưng như thế thì khái niệm Thương mại điện tử này còn khá xa vời với tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, vì thế, xin được hiểu trong bài này rằng Thương mại điện tử là việc áp dụng một hay nhiều khâu trong các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, cụ thể là Internet và WWW, các khâu đó có thể là marketing, trưng bày thông tin, giao dịch trao đổi qua email v.v...

Thương mại điện tử có thể được chia ra làm 3 loại sau B2B, B2C, và P2P (có thể có những cách chia khác). B2B có nghĩa là giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (DN) và DN (business-to-business). B2C là giao dịch Thương mại điện tử giữa DN và cá nhân người tiêu dùng (business-to-consumer). P2P là giao dịch Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau (Peer-to-Peer).

B2B: Các DN dùng mạng Internet, WWW (website) để trao đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sản phẩm, thậm chí cho phép đấu giá cung cấp hàng hóa, đấu thầu trên mạng v.v...

B2C: Các DN trưng bày thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng, dùng mạng Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng như cho phép họ thực hiện việc mua hàng, trả tiền qua mạng, trả lời mọi câu hỏi của khách hàng v.v...

P2P: Một website được một DN xây dựng nhằm mục đích tạo “sân chơi” cho các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, mua, bán với nhau. Ví dụ cụ thể là http://www.ebay.com/ là website đấu giá trực tuyến nổi tiếng dạng P2P.

Tóm lại, có thể nói như sau:
. Đối với DN: Thương mại điện tử hiện nay hỗ trợ DN rất tốt trong việc marketing và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nhất là trên thị trường quốc tế. Tương lai không xa, Thương mại điện tử sẽ giúp DN tiết kiệm nhiều chi phí hoạt động vì đa số các hoạt động kinh doanh đều được hệ thống CNTT quản lý.
. Đối với cá nhân hay cộng đồng: Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân như:
- Quyền chọn lựa dịch vụ, sản phẩm để có thể an tâm khi mua (vì Thương mại điện tử buộc các DN phải cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, dịch vụ nên cuối cùng là người tiêu dùng có lợi)
- Truy cập nguồn thông tin, kiến thức phong phú, bổ ích
- Được hưởng lợi ích từ cộng đồng trực tuyến – như những người bạn “ảo” sẵn sàng giúp nhau khi một ai đó có nhu cầu cần được hỗ trợ
- Đối với quốc gia: Thương mại điện tử sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia, phục vụ lợi ích cộng đồng (chủ yếu là thông tin, kiến thức, dịch vụ) để giúp Việt Nam nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, sớm sánh vai cùng các nước trong khu vực.

. Các DNVVN VN nên suy nghĩ về việc áp dụng Thương mại điện tử để làm tăng lợi thế cạnh tranh của mình, trước thềm những thay đổi to lớn về môi trường kinh doanh như việc VN sắp gia nhập WTO, sắp chính thức gia nhập AFTA. Nếu không thay đổi, không tiến bộ, có nghĩa là DN sẽ phải ra khỏi cuộc chơi.

Thạc Sĩ Dương Tố Dung
Read more...

10 thủ thuật bổ trợ thiết kế website

Hiện nay, việc thiết kế Website ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc 10 thủ thuận nhỏ trong thiết kế website nhằm làm tăng sự hữu ích của các trang web

- Đặt Tên và Logo của bạn trên mỗi trang và tạo cho Logo một link tới trang chủ (ngoại trừ trên bản thân trang chủ, nơi mà Logo không nên là một link liên kết. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên có một link lại chỉ ngay tới trang hiện tại).

- Cung cấp tính năng Search nếu trang web có hơn 100 trang.

- Viết các tiêu đề trang và tiêu đề bài đơn giản và dễ hiểu, giải thích rõ ràng trang đó nói về cái gì và điều đó sẽ trở nên có ý nghĩa khi đọc ngoài ngữ cảnh trong một danh mục kết quả của search engine.

- Xây dựng cơ cấu trang web để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc và giúp người truy cập dễ dàng có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng.

- Sử dụng hypertext. Thay vì nhồi nhét mọi thứ về một sản phẩm hay một chủ đề vào một trang đơn, dài vô tận, bạn hãy sử dụng hypertext để xây dựng hệ thống không gian nội dung thành một trang ban đầu cung cấp một cái nhìn bao quát và nhiều trang cấp hai mà mỗi trang đó chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể.

Mục đích của việc xây dựng này là để cho phép người truy cập tránh được việc lãng phí thời gian vào những chủ đề phụ, những chủ đề mà không liên quan đến họ.

- Sử dụng các tranh ảnh về sản phẩm. Bạn chỉ nên có một bức ảnh nhỏ trên mỗi một trang sản phẩm riêng và link bức ảnh tới một hoặc nhiều bức ảnh lớn hơn mà chúng biểu diễn chi tiết như mong muốn của người truy cập. Sự thay đổi này phụ thuộc vào loại sản phẩm. Một số sản phẩm thậm chí đòi hỏi những bức ảnh có thể phóng to, thu nhỏ hay xoay được nhưng để dự trữ tất cả các bài viết trước cho các trang cấp 2. Trang sản phẩm ban đầu phải nhanh và nên được giới hạn đến một bức ảnh thumnail.

- Sử dụng việc thu nhỏ hình ảnh làm nổi bật tính liên quan khi chuẩn bị các bức ảnh và hình ảnh nhỏ: thay vì sửa lại kích thước ảnh gốc một cách đơn giản thành một thumnail nhỏ và không thể đọc được thì hãy phóng to theo khía cạnh thích hợp nhất và sử dụng sự kết hợp của việc cắt xén và hiệu chỉnh lại kích thước.

- Sử dụng các tiêu đề link để giúp cho người truy cập xem trước được nơi mà mỗi cái link sẽ đưa họ đến trước khi họ click vào đó.

- Đảm bảo rằng tất cả những trang quan trọng đều có thể dễ dàng truy cập đối với người sử dụng bị mất khả năng, đặc biệt là những người khiếm thị.

- Hãy làm giống như bất kỳ người nào khác: nếu hầu hết các trang web lớn đều làm một cái gì đó theo một cách cố định, hãy làm theo họ bởi vì người truy cập cũng sẽ mong muốn làm như vậy trên trang web của bạn. Hãy ghi nhớ Luật về Kinh nghiệm người truy cập Web của Jakob: Người truy cập sử dụng hầu hết thời gian của họ vào các trang web khác, vì vậy đó là nơi họ định hình mong muốn được biết một trang Web hoạt động như thế nào.

Nguồn: Sưu Tầm
Read more...

Tiêu chuẩn của 1 website có chất lượng

Thế nào là một website có chất lượng ? Bạn đã sở hữu trong tay 1 website có chất lượng chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhìn rõ về điều đó ! Bạn có thể định nghĩa theo ISO "… là sự thoả mãn yêu cầu của người dùng", không sai nhưng quá chung chung và do đó không giúp ích gì được chúng ta.

Website có chất lượng là website thoả mãn được ba điều kiện sau đây:

* Nội dung hấp dẫn, đầy đủ, hợp với chủ ý của việc xây dựng website
* Được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc dễ định hướng trong website.
* Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung.

Để làm được như vậy có khó không? Không khó nếu bạn đã xác định được rõ mục tiêu và làm việc với đối tác là một công ty chuyên nghiệp trong thiết kế và phát triển các công cụ thương mại điện tử. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng điểm:

Về nội dung. Trước tiên bạn cần định rõ đối tượng của website . Có thể là các khách hàng tiềm năng, có thể là các đối tác hiện có của công ty, các nhà đầu tư nước ngoài. Họ hiểu ngôn ngữ gì, những thông tin gì làm họ quan tâm hơn cả. "Biết mình biết ta trăm trận không thua". Một điểm rất quan trọng nữa là nội dung phải được cập nhập thường xuyên. Một lỗi rất thông thường của các website tại Việt Nam là người ta làm ra nó để đưa lên mạng, sau đó thì website bị đi vào quên lãng. Một website như vậy không mang lại gì cho doanh nghiệp, thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân ở đâu: Thứ nhất do chúng ta chưa có ý thức cần phải cập nhật thông tin thường xuyên, thứ hai do các website được thiết kế theo công nghệ đã lạc hậu, đòi hỏi một trình độ nhất định khi muốn thay đổi nội dung. Lối thoát: hãy yêu cầu nhà thiết kế website cung cấp cho bạn một công cụ thuận tiện để có thể tự mình thay đổi nội dung thông tin, thậm chí cả bố cục và hình thức của website. Nếu họ không làm được điều này, hoặc đòi hỏi quá nhiều, bạn có thể liên lạc với toà soạn báo, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.

Về hình thức. Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất và khó nhất đối với doanh nghiệp, quan điểm về cái đẹp của chúng ta thường không giống nhau. Nhiều khi bạn cho là đẹp thì người khác lại coi là màu mè, bạn thấy đơn giản thì người khác cho là tầm thường. Lối thoát: hãy tin tưởng giao việc này cho các hoạ sỹ, các nhà tạo mẫu chuyên nghiệp. Nếu bạn mạnh dạn bỏ cái tôi của mình sang một bên và cung cấp đủ thông tin cần thiết về công ty, về sản phẩm và dịch vụ của mình cho các hoạ sỹ, bạn sẽ có một website đẹp và chuyên nghiệp. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa website của một công ty lớn và một công ty nhỏ. Một hoạ sỹ chuyên nghiệp cũng biết cách làm sao để website của bạn vừa đẹp, đồng thời vừa có kích thước nhỏ, gọn, không để người dùng phải đợi lâu khi tải thông tin .

Bố cục. Các chuyên gia về thương mại điện tử của tổ chức thương mại quốc tế ITC đã cho chúng ta một lời khuyên rất quý báu: "Hãy làm sao để người xem chỉ cần nhấn chuột không quá 3 lần để thấy thông tin cần tìm". Nếu bạn đã từng mua hàng ở các siêu thị thì rất dễ nhận thấy vấn đề này. Trong một siêu thị tốt có hệ thống chỉ đường rõ ràng , bạn biết ngay thứ bạn cần nằm ở đâu, ngoài ra bạn còn có thể "tìm kiếm nhanh" bằng cách hỏi nhân viên phục vụ. Một siêu thị kém thì khác, đi lòng vòng cả buổi nhiều khi tìm không ra. Với website cũng vậy.

Nếu đạt được ba mục tiêu trên , có thể nói bạn đã xây dựng được một website có chất lượng. Tất nhiên mọi sự không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi sẽ đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật cần quan tâm trong kỳ sau.

Vậy làm thế nào để có một website thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp? Câu hỏi không đơn giản và để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy làm một phép so sánh: website-"nhà riêng", website-"cửa hàng", website- "nhà máy", website- "siêu thị" vv.

Bước 1: Hãy xác định rõ chúng ta cần gì. Đó là bước đầu tiên.

Bước 2: Tiếp theo là phải tìm cho được những "kiến trúc sư ", những "thợ xây" có đủ khả năng để làm theo yêu cầu của bạn , cũng như phải dự trù được cần đầu tư bao nhiêu cho "công trình xây dựng" tương lai. Bạn đã tìm được những người có khả năng thực hiện được ý tưởng của bạn và ký được hợp đồng, đó là bước thứ hai.

Bước 3: Làm việc cùng nhà thiết kế, phát triển website. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của "kiến trúc sư", thông tin càng nhiều, hình ảnh càng nhiều càng có nhiều cơ hội để tìm được những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Bạn có thể khá vất vả trong giai đoạn này, nhưng không có cách nào khác. Bạn là người hiểu doanh nghiệp của mình rõ nhất.

Bước 4: Công trình của bạn đã hoàn thành, bạn cần đưa nó lên mạng, hay còn gọi là Hosting và tiến hành quảng cáo, giới thiệu . Cũng giống như sau khi khai trương một cửa hàng vậy, không có quảng cáo , giới thiệu sẽ không có khách đến giao dịch, mua bán. Ít nhất thì bạn cũng phải đăng ký tên, địa chỉ của "cửa hàng" trong các "sổ tra cứu ", các "catalog" về sản phẩm , dịch vụ. Trong thế giới Internet người ta gọi là các công cụ tìm kiếm như Yahoo, Google, Altavista vv. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Nếu bạn không làm tốt điều này, toàn bộ công sức cho ba giai đoạn trước có thể nói là phí phạm.

Bước 5. Những công việc trên đã xong, đến đây, có thể nói vai trò của những người "thợ xây" đã kết thúc. Website của bạn có phát triển được hay không, có giữ được khách hay không là do bạn. Nếu bạn luôn cập nhật, đổi mới thông tin , đưa ra những chiến dịch khuyến mãi, có những phương pháp tiếp thị độc đáo, website của bạn sẽ mang lại hiệu quả. Đây là giai đoạn ổn định và thú vị nhất.

Bước 6. Hãy chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai, công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, những gì tưởng như không thể khi bạn đang thiết kế website, một vài tháng hoặc vài năm sau đã trở thành hiện thực. Đừng quá hài lòng với những gì đã có.

Thegioiwebsite.net tổng hợp

Read more...

10 lỗi không đáng có trong thiết kế trang web

Mặc dù nội dung là chìa khoá thiết yếu cho một website thương mại thành công và hiệu quả, nhưng bạn cũng không thể bỏ qua phong cách trình bày và hình thức thể hiện những nội dung đó. Công việc này đóng luôn vai trò quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của người truy cập và dẫn đến các giao dịch mua sắm.

Cùng với nội dung thông tin phong phú, thường xuyên được cập nhập, vẻ bề ngoài của một trang web sẽ giúp bạn có được những kết quả kinh doanh trực tuyến như mong đợi, bởi nó nói lên nhiều điều về công ty bạn, cũng như thể hiện một hình ảnh ấn tượng về phong cách kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế web lại thường tự mình huỷ hoại những nỗ lực đã thực hiện trong một thời gian dài bằng việc mắc phải một số sai sót liên quan đến việc trình bày nội dung trang web. Dưới đây là 10 lỗi thiết kế trang web thường gặp nhất và một số lời khuyên giúp bạn tránh xa chúng:

1. Quá nhiều hình ảnh động, đồ họa phức tạp và lòe loẹt.

Trong khi phần lớn các nhà thiết kế web đều hiểu rằng người sử dụng web luôn mong muốn đi thẳng vào nội dung, thì một số người vẫn làm theo cách bảo thủ là để bạn chờ đợi với trang đồ họa giới thiệu và dường như cố tình không biết rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu với kiểu chào đón khách hàng như vậy. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, dù các hình ảnh động này gây được sự chú ý nhất định, thì tác động chính của chúng vẫn sẽ là đẩy mọi người ra khỏi trang web này để đến với những trang web khác đơn giản hơn.

2. Quảng cáo đập ngay vào mắt.

Trong khi những quảng cáo pop-up chuẩn luôn làm người xem … khó chịu, thì đương nhiên những quảng cáo toàn màn mình (full-screen) dai dẳng cũng không thể chấp nhận được. Khách ghé thăm trang web rất ghét điều này, và phần lớn trong số họ sẽ rời trang web của bạn chỉ sau vài giây, thay vì ngồi đợi để quảng cáo tự động biến mất sau đó.

3. Những “cơn ác mộng” trong điều hướng duyệt web.

Nếu người dùng web của bạn không thể đến được những nơi họ mong muốn trong một hoặc hai lần nhấp chuột, thì chắc chắn nhiều người sẽ rời bỏ trang web. Những lỗi trong điều hướng duyệt web như có quá nhiều sự lựa chọn, không có bản đồ trang web, nút “trở về” không đưa người dùng về đúng trang cuối cùng mà họ ghé thăm… sẽ khiến bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.

4. Không thể tiếp cận.

Xuất phát từ những mối lo lắng về mức độ an toàn và sự gia tăng của tình trạng ăn cắp thông tin cá nhân, người dùng web luôn mong muốn có thể tiếp cận được với những người mà họ đang trực tiếp giao dịch kinh doanh. Bằng việc cung cấp các địa chỉ email và số điện thoại của nhân viên có thẩm quyền, bạn có thể phần nào giải tỏa những lo ngại này của khách hàng.

5. Không có chỗ cho các câu hỏi, bình luận và phản hồi từ phía khách hàng.

Các khách hàng của trang web sẽ vô cùng phấn khởi nếu họ nhận thấy những phản hồi của họ được bạn đánh giá cao, vì thế, bạn hãy tích hợp hệ thống phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn. Đây là cách dễ dàng nhất nhằm gây dựng niềm tin và tình cảm tốt đẹp trong tâm trí khách hàng đối với công ty bạn. Và đó cũng là cách hết sức đơn giản để bạn có được những đánh giá thích hợp về tính hiệu quả của trang web, về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp, đồng thời bạn sẽ biết được các khách hàng của mình đang nghĩ gì, từ đó đưa ra những ý tưởng mới giúp cải thiện trang web của bạn ngày càng tốt hơn.

6. Tràn ngập thông tin và hình ảnh.

Nội dung trang web của bạn có thể được đánh giá là “trên cả tuyệt vời”, nhưng nếu chúng chìm nghỉm trong một biển từ ngữ hay hình ảnh, thì có lẽ mọi người sẽ bỏ qua chúng mà thôi. Một khoảng trống màu trắng nhỏ trên trang web sẽ làm cho mắt có một khoảng nghỉ và tạo ra cảm giác dễ chịu khi nhìn vào. Nó giúp người đọc tìm kiếm các chủ đề nội dung chi tiết, phân biệt được các khu vực thông tin và quảng cáo khác nhau, đồng thời tăng thêm tính chuyên nghiệp cho trang web của bạn.

7. Sự vui nhộn quá mức.

Những trang web B2B và trang web công nghệ cao (high-tech) thường để lộ một sai lầm tồi tệ là tích hợp hệ thống âm nhạc và hình ảnh vui nhộn vào nội dung trang web. Khi viết ra bất kỳ mục nào cho trang web của bạn, hãy nghĩ tới những người dùng web – họ có thể không cần biết tất cả các bí quyết kinh doanh của bạn, và đơn giản chỉ cần tìm những thông tin trung thực về hoạt động kinh doanh của bạn cũng như về sản phẩm dịch vụ bạn đang cung cấp.

8. Đồ họa kém cỏi và hình ảnh nhàm chán.

Đồ họa tồi sẽ khiến trang web của bạn trông rất nghiệp dư. Hãy đảm bảo rằng các màu sắc và câu chữ bạn sử dụng sẽ biểu lộ một sự rõ ràng, sáng sủa (và thích hợp) về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khi lựa chọn đồ họa và hình ảnh, bạn hãy ưu tiên cho những hình ảnh hấp dẫn, lôi cuốn và nói lên được nhiều điều về hoạt động kinh doanh của bạn.

9. “Tra tấn” khách hàng tiềm năng.

Khi khách hàng điền vào mẫu đơn đặt hàng trực tuyến và cần thay đổi một thông tin nào đó hay điền thêm vào những mục họ còn để trống, họ nên được phép quay trở lại và tiến hành thay đổi thông tin một cách dễ dàng nhất. Đừng để khách hàng phải bắt đầu tất cả lại từ đầu. Nhiều người sẽ rời bỏ trang web của bạn thay vì kiên nhẫn điền lại toàn bộ các thông tin của họ.

10. Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ theo một cách duy nhất.

Bạn nên tạo ra một vài phương pháp khác nhau để khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ có thể tìm kiếm dễ dàng. Hãy tạo ra sự dễ dàng đó bằng cách sắp xếp việc mua sắm theo loại sản phẩm, theo thứ tự ABC, theo kích cỡ, theo giới tính, theo nhà sản xuất, hay theo bất cứ tiêu chuẩn nào khác mà khách hàng có thể sử dụng đến tuỳ thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.

Có thể nói, để có một wesite kinh doanh hoàn chỉnh, thì bên cạnh nội dung hợp lý, bạn cần chú ý tới hình thức bên ngoài của trang web, sao cho trang web thực sự hấp dẫn nhưng không quá loè loẹt, sinh động nhưng không ồn ào, thông tin nhiều nhưng không tràn ngập… Điều đó tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

(Dịch từ Allbusiness)
Read more...

11 bí quyết để tạo ra một web site hấp dẫn chết người!

Một website muốn thu hút được người xem đồng thời giữ được sự quan tâm của họ phải hấp dẫn và dễ sử dụng. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, chúng ta rất hay gặp những trang web thiết kế xấu với nội dung nghèo nàn.

Nguyên tắc tạo ra một website hay rất đơn giản. Nói chung, nếu mục đích của website là để truyền đạt thông tin, thì yếu tố cần được xem trọng nhiều nhất là sự định hướng và cách trình bày nội dung thật khéo léo.

Sau khi đã xác định được mục đích sử dụng của web site, hãy áp dụng những bí quyết cơ bản sau để tạo ra một web site dễ sử dụng.

Đơn giản trong thiết kế
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi thiết kế web site. Người thiết kế phải đầu tư công sức để suy nghĩ và lên kế hoạch nếu muốn làm cho web site trở nên dễ hiểu với người sử dụng.

Nếu người sử dụng gặp khó khăn trong việc đăng nhập và sử dụng web site, họ sẽ không đủ kiên nhẫn để theo dõi nội dung của nó. Trường hợp tương tự cũng sẽ xảy ra nếu việc liên hệ và đặt hàng không thuận lợi. Một mục điều tra nho nhỏ về những điều mà khách viếng thăm mong muốn mỗi khi click vào web site sẽ đem lại sự hài lòng cho họ.

Tạo các đường link rõ ràng
Một nhân tố góp phần quan trọng trong việc khiến web site dễ sử dụng là tạo được những đường link rõ ràng. Nếu bạn dùng tranh ảnh hay những biểu tượng trong đường link thì phải nhớ đưa ra những tiêu đề giải thích bằng chữ. Điều này nghe có vẻ nhàm chán nhưng sự thật là người sử dụng trang web của bạn không bao giờ muốn lãng phí thời gian cố gắng ngồi đoán xem mình sẽ ghé thăm nơi nào tiếp theo.
Các đường link này cũng cần được thiết kế sao cho thật dễ nhìn. Đừng để các vị khách rơi vào tình trạng “hoa mày chóng mặt” khi tìm kiếm chúng. Thường thì các đường link được bố trí ở phía trên đỉnh trang web hoặc nằm ngang bên tay trái.

Định hướng minh bạch
Phải luôn đảm bảo cho người sử dụng biết họ “đang ở đâu” bằng cách cung cấp ký hiệu định hướng hoặc bản đồ trên mỗi trang. Tương tự như vậy, hãy cố gắng sắp xếp sao cho mọi thông tin có thể được tìm thấy mà không phải click quá 3 lần. Tất cả đều nhằm mục đích giúp người sử dụng tìm kiếm và sử dụng web site của bạn dễ dàng hơn.

Đưa ra hướng dẫn cho người sử dụng
Người sử dụng web thường muốn được biết bạn mong chờ gì ở họ. Nếu muốn họ đặt hàng, đăng kí nhận thư báo hoặc đơn giản là liên hệ với bạn, hãy hướng dẫn họ cách thực hiện.

Cung cấp cho người sử dụng thứ mà họ cần!
Trang chủ của bạn nên bao gồm đầy đủ thông tin về web site để tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng tìm thấy những gì họ cần. Không có gì khiến người sử dụng khó chịu hơn là việc phải click đến mỏi tay chỉ để tìm những thứ mà web site của bạn không có!
Nội dung rõ ràng, hấp dẫn và có giá trị là điều cực kỳ cần thiết đối với sự thành công của một web site. Ngữ pháp cẩu thả, ngôn ngữ lộn xộn sẽ phá hủy hình ảnh chuyên nghiệp mà bạn đang cố tạo ra. Nếu tự nhận thức được rằng mình không phải là một nhà văn tài giỏi hoặc không có thời gian để thực hiện chu đáo, hãy khắc phục bằng cách thuê một nhà văn tự do để làm việc đó thay bạn.

Hạn chế tối đa thời gian download
Những hình vẽ lớn, hoạt họa sặc sỡ và những bức tranh phức tạp, rắc rối đều cần nhiều thời gian để download. Hãy cẩn trọng trong việc dùng chuông báo tín hiệu download đồng thời cũng cần quan tâm tới những người sử dụng thường xuyên. Liệu họ có phải là những người thông thạo các công nghệ tiên tiến mới nhất hay không? Tất cả những công nghệ flash sẽ không thể gây ấn tượng với người sử dụng nếu bạn khiến họ mất kiên nhẫn khi phải chờ quá lâu để có thể truy cập được trang web đó.

Sử dụng hình ảnh với số lượng vừa phải
Hình ảnh là phần vô cùng quan trọng trong việc tạo ra tính hấp dẫn của một web site. Tuy nhiên, nếu được sử dụng quá nhiều, chúng sẽ làm lu mờ nội dung và còn khiến tốc độ truy cập chậm hơn. Do đó hãy sử dụng hình ảnh như một phương pháp bổ sung và tăng giá trị cho nội dung chứ không nên dùng chúng để thay thế thông tin.

Một điều bạn nên nhớ: mặc dù các file ảnh đuôi JEPG thì tốt hơn nhưng đuôi GIF sẽ dễ download hơn.

Tránh những mẫu đăng ký không cần thiết
Điều này đặc biệt phù hợp với những trang web thương mại điện tử nhưng tính hữu dụng của nó thì thích hợp với tất cả. Những mẫu đăng ký phức tạp sẽ làm cản trở quá trình đặt hàng và khiến khách khó chịu khi phải điền những chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Trong trường hợp này, mỗi cái click tương ứng với một khách hàng mất đi!

Màu sắc
Hãy sử dụng màu sắc một cách có chừng mực trong khi thiết kế web site. Quá nhiều màu sẽ làm cho web site trông rời rạc và quá lòe loẹt. Chỉ nên phối hợp 2 hoặc 3 màu là đủ để tạo ấn tượng. Tình trạng tương tự như vậy cũng xảy ra với nền màu hoặc font chữ. Thường là những nền màu quá lòe loẹt sẽ làm cho chữ khó đọc hơn, ví dụ như nền màu xanh sáng kết hợp với chữ vàng hoặc nền đen với chữ xanh sáng đều gần như là không đọc được. (Đừng vội cười, đã từng có những web site với những nền có màu sắc như thế rồi).

Font chữ
Những trình duyệt khác nhau sẽ hỗ trợ những font chữ khác nhau. Do đó, những font chữ bất bình thường mà bạn cho là đẹp trên web site của mình lại có thể trở thành font chữ phức tạp không thể đọc được trên màn hình của người sử dụng.
Tuy nhiên, tình trạng này đang dần được khắc phục. Có một số font chữ (được gọi là font chữ “đích thực”) được tạo ra để thích hợp với mọi trình duyệt trong đó tiêu biểu nhất là Times New Roman, Ariel, Helvetica và Verdana (font này được thiết kế đặc biệt dành cho các web site).
Khi thiết kế bạn cũng cần để nhiều “khoảng trống trắng” trong web site. Những khoảng trống này sẽ tạo điều kiện cho mắt người sử dụng được nghỉ ngơi trong giây lát và để họ có thể tập trung hoàn toàn vào những phần riêng biệt khác trong trang.
Làm theo những hướng dẫn đơn giản này hoặc áp dụng chúng như một danh sách cần kiểm tra đối với web site hiện tại sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Quan trọng hơn, nó sẽ mang lại tiện ích tối đa cho người sử dụng đồng thời khiến họ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Đây chính là mục tiêu mà bất kỳ web site nào cũng hướng tới!

Nguồn: BWPortal.com.vn
Read more...